CÁC HỌC THUYẾT VỀ NHÂN CÁCH - Trang 79

ĐỘNG NĂNG VÀ BẢN NĂNG

Một trong những vấn đề trọng yếu được đặt ra trong thuyết nhân cách

(mà chúng ta đã đề cập ở chương 1) là những lực thúc đẩy hoặc điều khiển
con người thực hiện hành vi. Trong học thuyết của Freud, cấu trúc nhân
cách con người gồm: xung động bản năng, bản ngã và siêu ngã, nhưng bản
thân hành vi cần được giải thích, cấu trúc của nó là gì mà nó vận hành và
có chức năng cho phép thúc đẩy con người hình thành những hành vi công
khai? Freud chọn một mô hình năng lượng của động lực nơi mà toàn bộ
hoạt động là một chức năng của phân phối, phân phối lại, và việc sử dụng
năng lượng tinh thần. Thuyết năng lượng của ông đã phát triển thành chủ
nghĩa thử nghiệm và thuyết định mệnh của khoa học vào thế kỷ thứ XIX.
Đặc biệt, Freud đã chịu ảnh hưởng sâu nặng bởi thuyết của Ernst Brücke,
một triết gia nổi tiếng mà ông đã làm việc dưới quyền trong trường y.
Brücke là sinh viên của một triết gia nổi tiếng khác, Johannes Muller, và
như thế trở nên quen biết với một đồng môn, nhà triết học và hóa học nổi
tiếng Hermann von Helmholtz. Brücke và Helmholtz đã chia sẻ một quan
điểm rất hợp lý tại thời điểm đó, rằng toàn bộ những lực hoạt động trong
sinh vật là những gì có tính chất lý hóa, và sự tăng giảm của năng lượng vật
lý cấu thành lời giải thích tốt nhất cho hoạt động của động vật. Vào năm
1847, Helmholtz cho đăng một bài báo nổi tiếng, được sự chấp nhận rộng
rãi, trước lúc Freud vào làm tại phòng thí nghiệm của Brücke. Năm 1876,
Brücke dạy Freud và Josef Breuner, một sinh viên khác của ông, những tiến
trình biến hóa cung cấp năng lượng vật lý, được sử dụng trong những công
trình vật lý, và năng lượng tinh thần bắt nguồn từ năng lượng vật lý này để
sử dụng trong những hoạt động tinh thần.

Freud đã triển khai học thuyết của Brücke-Helmholtz và liên kết nó với

toàn thể học thuyết nhân cách của ông. Ông xem cơ thể con người như một
hệ thống hữu cơ phức tạp, nơi tạo ra nguồn năng lượng vật lý từ thức ăn mà
nó tiêu thụ và sử dụng năng lượng này để thể hiện những chức năng như
tuần hoàn máu, hít thở, vận động cơ và những hoạt động nội tiết. Nhưng
tinh thần cũng thể hiện rất nhiều chức năng (như nhận biết, suy nghĩ, ghi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.