Siêu ngã
Bản năng và siêu ngã giải thích cho vai trò của những ham muốn sinh vật
và thực tại bên ngoài, trong việc định hình cuộc sống của chúng ta. Những
gì các cấu trúc này không để ý đến là những ảnh hưởng của xã hội lên trên
cá nhân. Siêu ngã thể hiện chức năng này. Bản chất của siêu ngã là tiếp thu
những giá trị về xã hội và đạo đức được học chủ yếu từ cha mẹ và cấu
thành một tập hợp những điều khiển xã hội nội tại vượt trên hành vi của
một cá nhân. Thật vậy, siêu ngã là một “cha mẹ ngụ bên trong”.
Siêu ngã phát triển khi đứa trẻ thấm nhuần, hoặc tiếp nhận một cách vô
thức những cấu trúc và những hướng dẫn mang tính xã hội. Quá trình học
hỏi này là chức năng mà cha mẹ khen thưởng và trừng phạt cho hành vi. Nó
cần được nhấn mạnh rằng, cái được tiếp thu không đơn giản chỉ là những
mệnh lệnh hoặc những cấm đoán thực tế của cha mẹ, mà còn xa hơn nữa là
những mệnh lệnh và cấm đoán méo mó, phóng đại một cách vô thức chịu
ảnh hưởng bởi những ước muốn và nỗi sợ hãi bản năng của đứa trẻ và được
gán vào trong những đối tượng có tính như cha mẹ (Kernberg 1987). Khi
đứa trẻ được khen thưởng cho một hành động, nó có khuynh hướng trở
thành một phần của lý tưởng siêu ngã, là cái bao gồm những mục tiêu mà
đứa trẻ có thể nỗ lực để chiếm hữu. Những trừng phạt, nói một cách khác,
trở thành nền tảng của lương tâm, sẽ xác định cho cá nhân những hành vi
được xem như sai trái hoặc không thích hợp. Những kết quả trong việc vận
hành của siêu ngã mang tính cảm xúc là lòng kiêu hãnh, khi bản ngã được
mãn nguyện, là mặc cảm có tội khi lương tâm bị xúc phạm. Như đã nói
trước về những phẩm chất luân lý và lý tưởng của siêu ngã, nó cố gắng áp
đặt những giá trị của nó trên hai cấu trúc tinh thần khác, cố ngăn chặn
những ham muốn hiếu chiến và bản năng tính dục của xung động bản năng,
ngăn chặn sự thỏa mãn có thể dẫn tới xâm hại đến tập quán xã hội. Siêu ngã
cũng có khuynh hướng ngăn chặn những biểu hiện của bản ngã, nỗ lực thực
tế của bản ngã không phải luôn luôn phù hợp với đạo đức.