CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 174

76. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐÓNG THUẾ

“Thuế là cái chúng ta phải trả cho một xã hội văn minh". Ý nghĩa của

câu nói này là công dân chúng ta có nghĩa vụ phải tài trợ cho các hoạt động
mà xã hội chúng ta tin rằng chính phủ nên đầu tư. Song song với trách
nhiệm này là nhu cầu được biết và theo dõi số tiền đóng góp từ công sức
của chúng ta được chính phủ chi tiêu như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã
tạo điều kiện cho người dân theo dõi bằng cách công khai ngân sách nhà
nước trên trang web của Bộ Tài chính.

Từ trang web này, người ta dễ dàng có thông tin tiền thuế được chi tiêu ở

đâu. Ví dụ, trong năm 2000 (năm gần nhất có số liệu về chi tiêu thực tế),
57% chi ngân sách nhà nước dành cho dịch vụ kinh tế - xã hội. Trong đó,
21% chi cho giáo dục và đào tạo, 17,4% chi lương hưu và phúc lợi xã hội.
Trong kế hoạch ngân sách 2002, chi cho dịch vụ kinh tế xã hội là 53%,
trong đó giáo dục và đào tạo chiếm 25%, lương hưu và phúc lợi xã hội
chiếm 17,4%.

Phần quyết toán chi tiêu của các Bộ và Cơ quan Trung ương cũng được

công khai. Ví dụ, theo thông tin trên trang web này, Bộ Giao thông Vận tải
nhận 4,3% tổng chi tiêu ngân sách nhà nước năm 2000. Trong đó, 82%
được chi đầu tư xây dựng cơ bản, 15% dành cho dịch vụ kinh tế - xã hội và
0,5% dành cho “chương trình quốc gia". Phần chi tiêu dịch vụ kinh tế xã
hội cũng được phân thành những hạng mục. Theo đó, Bộ Giao thông Vận
tải dành 87% cho “sự nghiệp kinh tế" (tiếc rằng không có phần giải thích
chi tiết về các khoản mục chi ngân sách này).

Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đóng thuế để tài trợ cho “xã hội văn

minh" của mình, nhưng cũng phải yêu cầu các cán bộ nhà nước chịu trách
nhiệm về cách thức chi tiêu. Trang web của Bộ Tài chính là một bước tiến
để đạt mục tiêu này.

(Saigon Times Daity ngày 13-10-2003)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.