lên 20.000 đồng một tô. Lần tăng giá này có kèm theo những cải thiện về
dịch vụ.
Gần đây, người chủ tân trang tiệm phở, gắn máy lạnh và phục vụ 24 giờ.
Giá một tô phở tăng lên 24.000 đồng. Bạn có thể cho là quá đắt, ông chủ
này chắc hẳn là một nhà kinh doanh tồi. Nhưng tiệm phở Nhanh đã không
mất khách mà đang ăn nên làm ra. Thực tế, ông chủ tiệm đã cẩn thận cân
nhắc mỗi lần tăng giá. ông biết rằng tùy tiện tăng giá sẽ mất khách. Nhưng
kinh nghiệm của ông cho thấy việc cải thiện dịch vụ sẽ thu hút và giữ được
khách. Do đó, ông phải xác định xem giá phải phản ánh những cải thiện
trong dịch vụ như thế nào. Theo kinh nghiệm, ông biết rằng mỗi lần tăng
giá, cầu sẽ giảm trừ khi có cải thiện dịch vụ. Khi đếm số tô phở bán mỗi
ngày, ông thu thập số liệu. Bằng cách tính toán sao cho doanh số hàng ngày
không suy giảm, ông ước tính sự thay đổi của cầu. Và rồi ông dự đoán mức
giá tăng là 24.000 đồng.
Mặc dù không nhận biết, nhưng ông chủ tiệm phở Nhanh đang sử dụng
một trong những phương pháp phân tích kinh tế có giá trị nhất - kinh tế
lượng. Đây là một phương pháp sử dụng phân tích định lượng để ước tính
các mối quan hệ kinh tế. Trong ví dụ của chúng ta, ông chủ tiệm phở
Nhanh đã xác định được mối quan hệ nghịch biến giữa giá và cầu. ông
cũng nhận biết mối quan hệ đồng biến giữa cầu và dịch vụ tốt hơn. Ông chủ
tiệm xác định được tất cả những điều này bằng cách ước lượng và dự báo,
giống như điều mà các nhà kinh tế đã được đào tạo thực hiện trong nghiên
cứu.
(Saigon Times Daily ngày 4-8-2003)
94. Econometricians and Gender Issue
We know that a worker's wage rate depends on a number of factors, such
as education, skill, and work experience. Many argue that gender also
influences compensation, others deny the claim. In order to determine