CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ (SONG NGỮ) - Trang 86

Thứ nhất, GDP tăng không có nghĩa tất cả các khu vực trong nền kinh tế

đều tăng trưởng như nhau; thực ra một số bộ phận có thể đang thụt lùi. Các
địa phương trong một nước có thể có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Thu
nhập của một vài nhóm người có thể tăng nhanh hơn 7%, trong khi thu
nhập của số khác lại trì trệ. Việc tính GDP cũng không xét đến “mặt không
tốt" phát sinh cùng với hàng hóa, ví dụ như gia tăng ô nhiễm và ách tắc
giao thông.

Thứ hai, GDP không phải là thước đo duy nhất về kết quả kinh tế vĩ mô.

Còn có hai chỉ tiêu quan trọng khác là lạm phát và tỉ lệ thất nghiệp**. Các
chỉ tiêu này có quan hệ với nhau: sự cải thiện của một chỉ tiêu có thể đồng
thời với sự xuống cấp của một chỉ tiêu khác. Ví dụ, Trung Quốc trong thập
niên 90 có GDP tăng trưởng mạnh nhưng đồng thời có mức lạm phát cao
hơn.

Vài năm gần đây, một số chỉ tiêu chính về kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã

được cải thiện đáng kể. Việt Nam là một trong số các nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất trong thập niên 90, đồng thời lạm phát đã giảm rất nhiều
(xem biểu đồ).

Một câu hỏi quan trọng đối với Việt Nam là liệu các thành quả có duy trì

ở mức này hay không, trước các chuyển biến của chính sách nội địa cũng
như tình hình thế giới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.