lò xo, hỏi mọi người cái đó để làm gì? Mọi người đều không trả lời được,
ông giải thích là dùng cho ô tô , khi đổ xăng đầy thì nó tự động ngắt. Ông
hỏi mọi người có ai muốn mua không? Có hơn chục cánh tay giơ lên, ông
lại cho không chiếc lò xo cho người cần nó.
Hàng của ông có rất nhiều, từ đồ ăn cho đến đồ dùng, đa số là những vật
hiếm lạ kỳ quái. Thực ra, đa số là những thứ không có bán trong các cửa
hàng. Ông đã nắm được tâm lý của người tiêu dùng là: Thích mới lạ nhưng
không muốn tiêu nhiều tiền. Bất kể là đồ có dùng được hay không, ông đều
tặng không cho dân chúng một cách hào phóng, khách hàng đương nhiên là
đến không ngớt, thậm chí còn hình thành tâm lý mù quáng: Chỉ cân ông ta
nói thì nhất định đúng, hàng của ông ta nhất định là rẻ nhất bởi ông ta
không keo kiệt như các chủ hàng khác.
Khi thấy thời cơ đã chin, ông ta liên để cho khách hàng chọn đồ trước và
tự trả giá. Một vị khách hàng muốn mua một bộ dao đã trả giá 45 đồng.
Người bán hàng nói: Trả giá như vậy hơi cao, không thể để khách hàng bị
thiệt, giảm xuống bán giá 35 đồng là được, đồng thời ông tuyên bố bắt đầu
bán hàng.
Lập tức, mọi người lần lượt chọn những thứ mình thích, có người thích
đồng hồ điện tử, có người thích bàn là điện, có người thích máy chụp ảnh,
có người thích radio… nhân viên giúp việc lần lượt thu tiền. Lần này, ông
không cho miễn phí như trước nữa nhưng mọi người vẫn thấy như thế là
thích đáng, không thể cứ để người bán hàng bị lỗ mãi được.
Rất nhanh chóng, 1 xe đầy ắp hàng đã hết nhẵn, chủ hàng lộ rõ vẻ vui
mừng, rạng rỡ lái xe đi. Khi mọi người mang đồ ra xem thì mới phát hiện
ra, những thứ mình mua chỉ đáng giá một nửa.
Bình luận
Cách làm trong ví dụ trên đây đã chứng minh câu nói: “Thương nhân
ngờ nghệch không ngờ nghệch, người bán hàng tinh hơn người mua”. Đồng
thời, là một thương gia cũng cần có kinh nghiệm như sau: Người tiêu dùng