Thứ hai: Cần phải chọn lựa các khách hàng cần mặt hàng của mình lâu
dài làm đối tượng để phát triển. Không áp dụng kế này với các khách hàng
giao dịch một lần.
Thứ ba: Cần phải nhẫn nại, không tính toán thiệt hơn nhất thời. Chấp
nhận chịu thiệt thòi, trước tiên làm kinh doanh không có lời hoặc ít có lời
để giữ mối quan hệ ổn định, lấy lòng tin, sau đó sẽ tìm thời cơ để thay đổi
giá cả, như vậy mới có thể có được cái lợi lâu dài và ổn định.
Thứ tư: Cách làm của kế này không được cứng nhắc rập khuôn mà cần
phải tùy cơ ứng biến. Ví dụ, bạn là chủ một cửa hàng bán lẻ, khi tính toán
đến một mặt hàng nào đó có tiềm năng phát triển mà lúc đó số lượng người
mua không nhiều, trước tiên bạn thử bán với giá thấp để thu hút khách
hàng, sau đó mượn cơ hội nào đó để nâng giá của sản phẩm lên cao.
4.18. Lấy nhỏ để cầu lớn
Lưu Diệu Toàn là người Nam An tỉnh Phúc Kiến. Đầu thế kỷ 20, cha anh
di cư tới Malaysia để mưu sinh, về sau tự mình mở một quán rượu. Lưu
Diệu Toàn được sinh ra trên đất Mã Lai, sau khi tốt nghiệp trung học, anh
tới Australia học kiến trúc. Về sau, vì cha già yếu, anh phải dừng việc học
tập, trở về Mã Lai, giúp cha quản lý quán rượu. Năm 1971, cha anh qua đời
và để lại cơ nghiệp cho anh.
Sau khi trở thành chủ quán Liên Ban tửu tiệm, Lưu Diệu Toàn suy tính
xem nên làm thế nào để mở rộng kinh doanh, phát triển nghiệp vụ. Anh
nghĩ, mình không thể trở thành một kẻ an phận thủ thường, cần phải trở
thành một người sáng nghiệp bỏ nhỏ cầu lớn. Anh phân tích thấy, cha mình
qua mấy chục năm phấn đấu, lập nên quán rượu Liên Bang, tới những năm
60, quán đã trở thành quán rượu hào hoa bậc nhất ở Mã Lai, nhưng tới
những năm 70 thì bị rất nhiều quán cạnh tranh thay thế, lùi lại trở thành
quán rượu hạng hai. Lưu Diệu Toàn nghiêm túc nghiên cứu những học
thuật kinh doanh hiện tại, phát hiện thấy, những doanh nghiệp trong tất cả
mọi ngành nghề có thực lực kinh doanh tương đối mạnh, tỷ lệ chiếm hữu
thị trường tương đối cao, có một địa vị nhất định khi lựa chọn bí quyết cạnh