Điều gì đã làm cho “Em bé Lika” được ưa chuộng trên thị trường như
vậy? Nếu chỉ dùng một câu nói để mô tả thì có thể nói, công ty đồ chơi Báu
Vật đã dùng sách lược dùng sản phẩm để lấy được tình cảm của khách
hàng.
Cách làm cụ thể của công ty này như sau:
Thứ nhất: Tạo ra một câu chuyện phía sau cho “Em bé Lika”. “Em bé
Lika” vốn được gọi là “Lika Hương Sơn”, sinh vào ngày 3 tháng 5, thuộc
nhóm máu O, là học sinh cuối câp một. Trong bảng thành tích của em, môn
học mà em học khá nhất là môn quốc ngữ và môn âm nhạc, môn mà em
ghét nhất là môn toán. Mẹ em là một bậc thầy trong ngành thiết kế thời
trang, bố em là một người Pháp làm việc trong đội chỉ huy âm nhạc, thường
xuyên phải đi lưu diễn ở nước ngoài. Lika có một cô em sinh đôi, hai chị
em thường xuyên bàn với nhau, vào thời gian nghỉ hè sẽ ra nước ngoài
thăm bố. Câu chuyện của Lika tuy đơn giản, nhưng lại đi vào tâm lý của đại
đa số các em học sinh tiểu học. Có một số học sinh ghét môn toán, thích
môn âm nhạc và kỳ vọng có một người cha sống ở rất xa để đến kỳ nghỉ hè
được đi du lịch.
Thứ hai: Triển khai đợt tuyên truyền hàng bán nhanh một cách có thanh
thế. Khi “Em bé Lika” vừa được đưa ra chào hàng, công ty đồ chơi Báu Vật
đã phối hợp việc bán hàng với việc triển khai tuyên truyền hàng “bán
nhanh”. Công ty đã làm các chương trình quảng cáo lớn trên tạp chí tranh
châm biếm thiếu nữ và trên các chương trình truyền hình của thiếu nhi, đặc
biệt, các đặc san tranh châm biếm “tình bàn giữa các bạn gái” đã lấy hình
ảnh Lika làm chủ đạo, sáng tác ra hàng loạt các bài tranh châm biếm, khiến
cho Lika không chỉ có một linh hồn mà còn làm cho hình ảnh đó trở nên
gần gũi với mọi người.
Thứ ba: Thiết lập quan hệ gần gũi với khách hàng. Sau khi tranh châm
biếm của Lika được đưa ra bán, quả nhiên đã thu hút được sự hiếu kỳ của
rất nhiều em gái. Họ đã thật sự coi Lika là người bạn của họ, công ty cũng
nhận được rất nhiều cuộc điện thoại của các em gái gọi đến hỏi: “Lika có