nhà không ạ?”. Các nhân viên của công ty vì thế cũng trở nên bận rộn hơn.
Từ năm 1983, tại 15 thành phố của toàn nước Nhật đã thiết lập “điện thoại
trực tuyến với em bé Lika”, nội dung của các cuộc nói chuyện đó đều do
khách mời chuyên làm việc đồng thoại biên soạn. Qua mỗi thời kỳ thì thay
đổi một lần, mỗi lần đều có khoảng hơn hai mươi đáp án trả lời khác nhau.
Đến năm 1985, công ty Báu Vật lại thành lập câu lạc bộ “bạn của em bé
Lika”. Chỉ sau vài năm, câu lạc bộ này đã thu hút 5 vạn hội viên, độ tuổi
trung bình của các hội viên là bảy tuổi, mỗi năm công ty phát hành 4 kỳ tạp
chí “bạn của em bé Lika” cho các hội viên. Ngoài ra, công ty còn xuất bản
tạp chí “tranh thiếu nhi” làm chuyên san ảnh màu nhiều kỳ, lấy hình ảnh
“em bé Lika” làm chủ đạo, phát bán cho “khách hàng nhỏ tuổi”.
Thứ tư: Đồng loạt đưa ra các sản phẩm mới, sự thay đổi được căn cứ
theo những nhu cầu mới.
Công ty Báu Vật còn luôn chiều theo tâm lý, tâm tư của khách hàng để
thay đổi sản phẩm của mình rồi tung ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới.
Yếu tố cấu thành “em bé Lika”, ngoài phân thân thế được duy trì không
thay đổi, như “mẹ là nhà thiết kế, bố là người Pháp”, các phần khác như
môi trường cuộc sống, trò chơi mà cô bé yêu thích, các bạn bè mà cô bé
quan hệ …đều không ngừng được thay đổi. Mỗi lần thay đổi đều tương ứng
với một lần tung ra sản phẩm mới, điều đó đã khiến cho việc kinh doanh
của công ty không ngừng mở rộng. Vì vậy, lượng hàng tiêu thụ “em bé
Lika” đã tạo được một kỳ tích mới trong lịch sử kinh doanh của toàn nước
Nhật.
Bình luận
Thành công của công ty đồ chơi Báu Vật đã mở ra cho chúng ta một bài
học về quy mô tuyên truyền quảng cáo, tổ chức các cuộc triễn lãm, đưa ra
giá sản phẩm thấp để thâm nhập vào thị trường kinh doanh. Ngoài ra, cách
làm của Báu Vật còn cho chúng ta một công cụ, một phương thức rất có
hiệu quả mà lại khéo léo để có thể tiến sâu vào thị trường, mở rộng thị
trường. Đó chính là, dùng sản phẩm để chiếm lấy cảm tình của người tiêu