Bất luận giá đưa ra cao hay thấp, ông chủ đều không có ý kiến gì khác. Nếu
khách hàng cảm thấy không hài lòng thì cũng có thể không cần trả tiền.
Trong thực đơn của cửa hàng ăn này có viết mấy dòng chữ như sau: “Tin
rằng, khách hàng đến cửa hàng Miliao ăn cơm sẽ mang lại cho chúng tôi
điều may mắn. Trong thực đơn không ghi giá các món ăn, xin mời quý
khách hãy tự quyết định giá món ăn mà quý khách dùng”.
Một lần, bà Cresse và con gái đến ăn một bữa tối ở nhà hàng này, sau khi
ăn xong đã tự nguyện trả 15 đô la Mĩ. Mà trong bảng thực đơn của cửa
hàng khác, món ăn giống như vậy, được định giá chỉ có 5,7 đô la Mĩ.
Tương tự như vậy, lợi nhuận tự việc không đề giá món ăn trong bảng thực
đơn đem lại, có khi còn lớn hơn so với việc đề giá món ăn trong bảng thực
đơn, lợi nhuận thu nhập được so với việc kinh doanh trước đây lớn hơn rất
nhiều.
Tờ báo “Thực phẩm Trung Quốc” ra ngày 10 tháng 2 năm 1993 có đăng:
Trên bàn ăn của nhà hàng ngoài trời “Trời Trùng Khánh”, các món ăn
thông thường đều có ghi giá tham khảo cao hơn so với giá gốc. Khách đến
ăn những món ăn này, nếu cảm thấy vừa ý thì có thể trả tiền nhiều hơn một
chút, còn nếu cảm thấy không vừa ý thì có thể trả tiền ít hơn so với giá
tham khảo. Kết quả, khi nhà hàng mở cửa được một tuần, khách hàng đến
chật cứng. Đa số các khách hàng đều trả tiền nhiều hơn so với giá tham
khảo.
Bình luận
Để khách hàng tự định giá sản phẩm, đây là một sách lược kinh doanh
mới lạ và vô cùng cao siêu. Phương thức kinh doanh này rất đặc trưng, từ
trước đến nay chưa từng có, đã kích thích tính hiếu kỳ của thực khách, họ
sẽ tự nhiên bước vào nhà hàng này.
Có thể thấy, thực chất của việc để khách hàng tự định giá sản phẩm là
hình thức nâng cao kỹ thuật đối nội, chất lượng phục vụ và tố chất kinh
doanh. Đối ngoại là một sách lược kinh nhằm đẩy mạnh nghệ thuật bán