Nghe chị em Trưng Trắc khởi nghĩa ở Mê Linh, nàng Khuân Ni đem cả bản
bộ đi theo, được bà Trưng giao cho chỉ huy một bộ quân thủy. Khi ra trận,
nàng Khâu Ni thường chỉ huy quân bằng một chiếc trống lệnh rất lớn.
Tiếng trống đánh lên làm vang động cả núi sông, phía quân địch nghe cũng
hoảng hồn khiếp vía, mất cả tinh thần. Trận đánh ở Luy Lâu, tên thái thú
Tô Định phải bỏ chạy là nhờ công rất lớn của nàng Khâu Ni.
Hai bà Trưng lên ngôi, phong nàng A là Khâu Ni Công Chúa, cho cai quản
ấp Nhật Chiêu, nay là xã Liên Châu, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phú. Nàng
Khâu Ni lập đồn trại, sửa sang lại ngôi chùc cũ, treo trống ở chùa, vì thế
chùa ấy có tên là chùa treo trống (Huyền Cổ Tự).
Sau khi nàng Khâu Ni mất, nhân dân tôn làm thần, lập đền thờ ở Nhật
Chiêu. Khi cúng tế, mọi người kiêng mặc áo đỏ áo vàng vì đó là màu y
phục của Khâu Ni khi nàng ra trận. Còn có tục tế trâu thui cả con, khi hạ
cỗ, dân làng và người qua đường già trẻ lớn bé được phép mỗi người một
con dao, xẻo thịt ăn tại chỗ. Lại còn có các trò cướp cầu, cướp cờ, bơi chải
rất nhộn nhịp.
Công Chúa Khâu Ni sau này còn hiển linh, giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp
loạn, giúp các vua Lê Đại Hành, Trần Thái Tông đánh giặc Tống, giặc
Nguyên. Các triều đều có sắc phong tặng.
BÀ CHÚA BẦU
Ngày xưa ở huyện Lập Thạch (Vĩnh Phú) ngày nay, có một bà cụ già trồng
dược một cây bầu rất lạ. Cây bầu lớn lên nhưng không thấy ra hoa kết quả
gì cả, dây bầu cứ nở dài lan ra, lan mãi. Dây lan ra rất dài, bò lên cả núi đồi,
cứ thế mà lan đến tận huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, rồi leo lên tận
núi cao ở đó. Từ đó thì dây bầu mới bắt đầu trổ hoa và kết thành một trái
bầu. Rồi từ trong trái bấu ấy, nở ra một cô gái, chỉ vài ngày sau đã lớn
thành một thiếu nữ xinh tươi. Cô gái lần theo dây bầu về đến gốc cây, gặp
bà già trồng bầu, nhận bà làm mẹ. Mọi người thấy sự lạ, gọi ngay cô gái là
cô Bầu. Và ngọn núi Tuyên quang cũng được gọi là núi Bầu.
Hai mẹ con nương náo nhau qua ngày, được ít lâu thì bà cụ mất. Nàng Bầu
đem mẹ lên sườn núi chôn. Khi đào đất để chôn mẹ, nàng bắt được một cái
chuông, đem về nhà. Điều kỳ lạ là, mỗi khi nàng gõ vào chuông thì mọi