CÁC SỰ TÍCH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN - Trang 16

làm bằng tre, cây thông và mận (bện lại như một chiếc giỏ cắm những cành
thông và tre), tượng trưng cho điều may mắn và hy vọng (Cây tre và cây
thông luôn xanh tốt giữa mùa đông và cây mận là cây đầu tiên trổ hoa trong
mùa Xuân). Phong tục này thể hiện niềm tin rằng Koda Matsu đặt ở cửa
nhà ở là để thần thánh mang lại điều tốt đẹp cho một năm mới đang bắt
đầu.

+ Omizu- tori:

Omizu- tori (có nghĩa là múc nước - water drawing) là tục lệ được biết

tới từ năm 752, tổ chức vào những giờ cuối cùng ngày 12/3 và những giờ
đầu của ngày 13/3, là nghi thức trung tâm của lễ hội Shunie tổ chức tại
Nigatsudo Hall ở đền Todajii, thuộc quận Nara. Nghi thức này bắt đầu bằng
việc vẫy những ngọn đuốc bằng củi tre trên ban công của lâu đài, những tia
lửa rải rác rơi xuống đám đông bên dưới để xua đuổi những điều xấu xa.
Lúc đó, các vị thầy tu bước đến một giếng nước bên dưới lâu đài múc nước,
hiến dâng cho đức Phật.

+ Toka- Ebisu:

Được tổ chức tại Imamiya Shrine, tỉnh Osaka từ ngày 8 đến 12 thágn

Giêng hàng năm để cầu sự may mắn cho việc làm ăn. Tên của lễ hội này là
phần quan trọng nhất của lễ Mồng 10 tháng Giêng. Trong lễ hội, mọi người
đều mua Sasa (loại trúc nhỏ) đặt trên bàn thờ thần Shinto trong nhà mình để
cầu lộc. Bình Sasa để trên bàn thờ cho đến lễ hội sang năm mới được thay.

Toka nghĩa là ngày thứ mười của tháng. Ebisu là một trong 7 vị thần

may mắn được tôn kính như thần giám hộ việc làm ăn. Kiểu thần tài!

+ Lễ Kanto:

Kanto có nghĩa là cây sào tre và lồng đèn, là lễ hội nổi bật nhất trong

liên hoan Tanabata tại thành phố Akita city, bởi như các hình ảnh đã cho
thấy, các lồng đèn bằng giấy được treo lên trên những cây ngang được cột

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.