Vào thời kỳ Heian (794- 1192), cây tre cũng đã được sử dụng làm rất
nhiều thứ đồ dùng, từ những vật gia dụng hàng ngày cho đến vật trang trí.
Thời kỳ Kamakura và Muromachi ( 192- 1573), cây tre cũng được sử dụng
chế tạo vũ khí cho các chiến binh Samurai như cung và mũi tên...
Tre luôn là những vật liệu thiết yếu trong việc phân biệt kiểu dáng
kiến trúc, Sukiya- zukuri (trường phái kiến trúc nhà ở kết hợp các sắc thái
xây dựng đặc biệt cho nghi lễ uống trà (trà thất) xuất hiện trong thời kỳ
Azuchi- Momoyama (1573- 1603) và Edo (1603- 1868). Nó không chỉ
dùng làm trụ chống đỡ các tấm phên bằng đất sét mà còn làm vật liệu trang
trí trong các góc tường, chỗ hóng mát, làm rèm che và cả đóng trần nhà.
Các đồ uống trà dùng trong trà thất cũng được chế tác rất tinh xảo bằng
nhiều giống tre khác nhau...
Nước Nhật đã trải qua một giai đoạn hiện đại hóa nhanh chóng từ sau
năm 1854. Tuy vậy, cây tre vẫn là loại vật liệu không thể thiếu, kể cả sau
khi thất bại trong đệ nhị thế chiến. Cây tre, trên thực tế đã được sử dụng
như thứ vật liệu thay thế cho thép trong xây đúc bê tông. Hình ảnh bê tông
tre được sử dụng ở sân vận động Kyoto hiện có trưng bày ở Bảo tàng tre
Nhật bản là một bằng chứng.
Nhạc cụ bằng tre
Nhạc cụ truyền thống tiêu biểu làm bằng tre ở Nhật là cây sáo
Shakuhachi.
Du nhập vào Nhật từ Trung quốc khoảng cuối thế kỷ thứ 7, sáo trúc
Shakuhachi phát triển ở Nhật như một nhạc cụ độc đáo, gợi lên một âm
hưởng sâu lắng trong tâm hồn. Sáo này làm từ giống tre Madake. Có bốn lổ
để ấn các ngón tay phía trên và một lổ phía dưới để thổi. Sáo Shakuhachi
trở thành mẫu mực xác định các nhạc cụ truyền thống với tiêu chuẩn chiều
dài là 54,5 cm.