khách hàng.
Ngoài điều đó ra, những người làm truyền thông không nên thụ
động, chờ đợi đối phương đồng ý mua sản phẩm này, dịch vụ kia, mà
phải chủ động tìm hiểu xem đối phương cần sự hỗ trợ gì và muốn thực
hiện ký sự như thế nào, phải đặt mình đứng vào vị trí đó để thay đổi
hành động.
Nếu nói theo cách khác thì chính bản thân tôi đã thay đổi 180 độ
từ “taker” (người nhận) chuyển thành “giver” (người cho).
Khi làm được điều đó, sự thay đổi tích cực sẽ là điều hiển nhiên.Vì
chính tôi đưa những thông tin mà đối phương cần nên không chỉ xác
suất được phát ký sự, tin tức trên các phương tiện truyền thông đại
chúng rất cao, mà các đối tác còn chủ động liên lạc với tôi “Dạo gần
đây có tin tức gì thú vị không?”, “Nếu có người nào vui tính nhớ giới
thiệu đến tôi nhé”.
Từ những thay đổi tích cực đó, có thể hiểu rằng để làm đường ống
“một chọi một” dày lên, chúng ta không nên hành động ích kỷ,chỉ làm
“taker” (người nhận), mà phải biết trở thành “giver” (người cho), vì
lợi ích của mọi người mà hành động với tinh thần vị tha độ lượng.
5. Thiết lập mối quan hệ có lợi cho mọi người với tinh thần vị tha.
Để xây dựng quan hệ với nhiều người, Người cha không quen biết
rộng sẽ hành động “trực tiếp” theo kiểu “một đối với nhiều người”,
còn Người cha quen biết rộng sẽ hành động “gián tiếp” với phương
châm “một đối một”.
Cách hành động trực tiếp hay gián tiếp sẽ tạo ra sự khác biệt lợi ích
rất lớn trong trường hợp một người có quan hệ tin cậy đưa bạn vào
“trong nhóm” của họ.