người quen chung. Trước đây tôi đã từng giới thiệu một người bắt đầu
khởi nghiệp với trưởng ban biên tập tạp chí lúc bấy giờ, nhưng mối
lương duyên là do hai người tốt nghiệp cùng một trường phổ thông. Vì
cùng trường nên cả hai có cùng chung cách giáo dục và những trải
nghiệm ở ký túc xá. Điều này khiến hai người nhanh chóng thân nhau
và khiến người giới thiệu là tôi cảm thấy mình như người không cần
thiết.
Chính tôi trước đây, ngay khi biết người vừa gặp trong công việc đã
từng theo học cùng trường thời tiểu học, những ký ức chung lúc đó
như cách bố trí phòng học, ngoại hình giáo viên… làm tôi cảm thấy
như gặp lại bạn cũ.
“Chỗ giao giữa hai vòng tròn” chính là “chỗ giao duyên”. Để có thể
hòa đồng, giao tiếp thoải mái với nhiều dạng người, chúng ta phải mở
rộng vòng tròn quan tâm của bản thân. Để làm được điều này, chúng
ta cần để tâm và nhìn ngắm nhiều sự vật sự việc quanh ta mỗi ngày.
Không nói nhiều về bản thân
Tại những nơi có ít thời gian giao lưu như tiệc tùng, thường chúng
ta càng muốn đối phương nhớ đến, lại càng nói nhiều về bản thân
mình hơn. Nhưng có bao giờ bạn bị đối phương lạnh nhạt hay trông
như thể họ đang bị làm phiền không. Những lúc thế này bạn không
được nghĩ rằng “đối phương chẳng thân thiện chút nào”.
Tôi sẽ đưa ra một ví dụ thế này: Tại bữa tiệc được bạn thân mời
đến, sau khi đã quen với không khí lúc đó, bạn gặp hai người khác
hẳn nhau. Một người tích cực giới thiệu về bản thân “Công việc mà tôi
đang làm thế này…” hay “Tôi có thể làm được…”.
Được một lúc bạn muốn chấm dứt và tìm người khác giao lưu thì
người đó vẫn tiếp tục huyên thuyên về bản thân mình.