Nếu bạn muốn tạo mối quan hệ lâu dài với người mình yêu quý, thì
dù ở bất cứ đâu, hãy chọn lấy “người luôn cho” như Người cha quen
biết rộng, hơn là “người luôn nhận” như Người cha không quen biết
rộng.
Thu thập thông tin đối phương trong thời gian ngắn
Có lúc bạn muốn làm gì đó cho người khác, nhưng có thể sẽ gây
thêm phiền cho họ nếu đó là điều họ không cần.
Để có thể làm gì đó gây thiện cảm cho người khác, quan trọng là
bạn phải biết rõ họ. Người cha quen biết rộng sẽ sử dụng cách “đặt
câu hỏi“
Đầu tiên bạn hãy đặt những câu hỏi như “Bình thường bạn làm gì”
“Tại sao bạn lại đến đây”, “Hiện bạn đang quan tâm đến chuyện gì”
với đối phương để họ bắt đầu câu chuyện của họ nhé.
Bạn hãy tiếp xúc với đối phương trong “tư thế lắng nghe” kiểu như
“hãy nói cho tôi biết”, như thể muốn học hỏi từ họ, chứ không phải
kiểu bị miễn cưỡng tiếp xúc. Sau khi đối phương bắt đầu câu chuyện,
giai đoạn tiếp theo sẽ là “Đồng” trong từ “Đồng điệu”. Khi nghe họ
nói, bạn nên thêm vào những từ như “dạ”, “vâng”, “đúng vậy ha”, “thế
ạ”... Trăm người sẽ có trăm cách nói chuyện, có người nói một mạch,
nhưng cũng có người ngắt từng câu. Bạn hãy kết hợp với nhịp điệu ấy
để tạo không khí thêm thoải mái, dễ chịu nhé.
Cuối cùng là “nghe” trong “lắng nghe”. Đôi khi đang nghe câu
chuyện đối phương kể, có những lúc bạn muốn chen vào vài câu vì
thấy giống với chuyện mình đã trải qua quá.
Ví dụ như đối phương vừa mới nói “À, trước đây tôi đã đến nhà
hàng.” Nếu đó là nhà hàng bạn thường đến, chắc hẳn bạn sẽ muốn nói
chen vào “À, chỗ đó tôi cũng hay đi lắm”.