lúc này vẫn được coi như điều đương
nhiên, ở phần đầu, chúng ta sẽ xem xét
mối tương quan giữa ý nghĩa và sự
thông hiểu, cũng như hai dạng thức của
nó là thông hiểu trực tiếp và gián tiếp.
I. Ý NGHĨA VÀ SỰ THÔNG HIỂU
Thấu hiểu tức là nắm được ý nghĩa
Giả dụ bất chợt có người bước vào
phòng và kêu to “paper”, ta nhận thấy
ngay có nhiều khả năng xảy đến. Nếu
bạn không hiểu tiếng Anh, thì tiếng gọi
kia không gì khác hơn một tiếng ồn mà
cũng có thể không mảy may tác động tới
ai khác. Nhưng âm thanh ấy không phải
là một đối tượng có tính trí tuệ; nó
không có chút giá trị trí tuệ nào cả (so
sánh với phần trước, tr.31). Bảo rằng
bạn không hiểu từ đó có nghĩa gì và rằng
nó chẳng có ý nghĩa nào cả thì cũng đều
như nhau. Nếu như tiếng kêu ấy thường
đi kèm với việc giao báo ngày, thì âm
thanh ấy có ý nghĩa, có mang nội dung
trí tuệ; bạn sẽ hiểu nó. Hoặc giả bạn
đang nóng lòng chờ đợi để nhận một tài
liệu quan trọng nào đó, có thể bạn sẽ
tưởng rằng tiếng kêu đó là tiếng gọi
người ra nhận tài liệu đó. Trường hợp
nếu (trường hợp thứ ba) bạn hiểu được
tiếng Anh, nhưng không có bối cảnh nào
hiện ra xuất phát từ những thói quen hay
sự mong đợi của bạn, thì tiếng kêu đó