này đều cốt ở việc lấy chúng ra khỏi
những cái thoạt nhìn như là những sự
kiện biệt lập thô thiển, và thấy chúng
như là những thành phần của một toàn
thể rộng lớn hơn do chúng gợi ra, điều
mà đến lượt nó, lại quay lại lý giải, giải
thích và thông giải cho chúng; tức là
mang lại cho chúng giá trị (đối chiếu với
tr.125 phần trước). Giả sử ta tìm thấy
một hòn đá với những dấu vết đặc thù.
Những vết xước này có nghĩa là gì?
Chừng nào đối tượng ấy làm bật ra câu
hỏi này, chừng đó nó còn chưa được
hiểu; trong khi màu sắc và hình dạng vật
ta thấy nói cho ta biết đó là một hòn đá,
thì khi đó đối tượng ấy được hiểu. Quả
là những kết hợp lạ kỳ giữa cái được
hiểu và cái chưa được hiểu mà từ đó
chúng kích thích tư duy. Nếu ở đoạn
cuối cuộc tra vấn đó, những dấu hiệu
trên hòn đá được xác định là những vết
xước có từ thời kỳ băng hà, những dấu
hiệu khó hiểu và gây băn khoăn được
thông dịch sang những ý nghĩa đã được
nắm bắt: nghĩa là, lực do chuyển động
và chèn ép của những khối băng lớn và
lực ma sát khiến cho các viên đá trượt
lên nhau. Điều đã được nắm bắt trong
tình huống này được chuyển tiếp và áp
đụng cho điều còn lạ lẫm và gây băn
khoăn ở sự vật kia, kết quả là điều sau
trở nên dễ nắm bắt và gần gũi, tức là