được hiểu. Minh họa sơ lược này cho
thấy năng lực suy nghĩ hữu hiệu của
chúng ta phụ thuộc vào việc chiếm giữ
được một vốn liếng các ý nghĩa để rồi có
thể được đem ra ứng dụng khi cần đến
(so sánh với điều gì đã nói về phép diễn
dịch, tr.155).
II. SỰ THÔNG HIỂU TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP
Hiểu trực tiếp và hiểu theo đường vòng
Những ví dụ nêu trên minh họa cho
hai kiểu nắm bắt ngữ nghĩa. Một khi
hiểu được tiếng Anh, người đó lập tức
hiểu nghĩa từ “paper”. Tuy nhiên, xét về
toàn thể có khi người đó không nhận ra
bất kỳ ý nghĩa hay sắc thái nào từ trạng
huống diễn ra. Cũng như thế, người ấy
nhận ra đối tượng là hòn đá ngay khi
trông thấy; không có bí mật, không có
sự kỳ bí hay băn khoăn nào về điều đó.
Nhưng anh ta không hiểu nổi những vết
xước trên hòn đá. Chúng có nghĩa nào
đấy, nhưng là nghĩa gì? Có trường hợp,
do đã trở nên quen thuộc nên sự vật và ý
nghĩa của nó, trong mức độ nhất định,
nhập làm một. Trường hợp khác, chí ít là
trong một khoảng thời gian, sự vật và ý
nghĩa của nó bị phân lìa và ta phải tìm ra
ý nghĩa của sự vật đó ngõ hầu mới hiểu
được sự vật ấy. Trong trường hợp đầu,
hiểu biết là trực nhận, mau lẹ và tức