CÁCH TA NGHĨ - Trang 218

có thể gọi con mèo là con chó con, hay
con ngựa là con chó to. Nhưng khi thấy
rằng những đặc điểm được trông đợi
khác cũng như những phương thức xử
sự trở nên không thỏa đáng, đứa trẻ
buộc phải gạt bỏ những đặc điểm nào đó
khỏi ý-nghĩa-con-chó, trong khi đối lại
có những đặc điểm khác nào đấy lại
được chọn lựa và chú trọng. Khi đứa trẻ
tiếp tục áp dụng ý nghĩa đó lên những
con chó khác, ý-nghĩa-con-chó lại tiếp
tục được định nghĩa và sàng lọc. Đứa trẻ
không còn bắt đầu từ nhiều đối tượng có
sẵn để qua đó nó rút tỉa một ý nghĩa phổ
quát; mà nó thử áp dụng vào từng kinh
nghiệm mới bất cứ điều gì trong kinh
nghiệm cũ giúp cho nó có thể hiểu được
điều ấy, và cùng với quá trình liên tục
giả định và thử nghiệm này được thỏa
mãn, rồi lại bị phủ định bởi các kết quả,
những quan niệm của đứa trẻ có được
kết cấu cụ thể cùng với sự rõ ràng.

Nó phổ quát do sự ứng dụng của nó

2. Tương tự, các quan niệm có tính

tổng quát do sự vận dụng và ứng dụng
của chúng chứ không phải bởi những
chất liệu tạo nên chúng. Quan điểm cho
rằng nguồn gốc của quan niệm sinh ra từ
một lối phân tích bất khả thi gặp phải ý
tưởng đối trọng với nó cho rằng quan
niệm được tạo nên từ các phần tử giống

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.