CÁCH TA NGHĨ - Trang 229

Chương X

Suy nghĩ cụ thể và suy nghĩ trừu tượng

Những quan niệm sai lầm về cái cụ thể và cái trừu tượng

CÂU châm ngôn của những người

làm thầy: “Đi từ cái cụ thể đến cái trừu
tượng” có lẽ do quen miệng hơn là được
nhận thức. Không mấy ai đọc hay nghe
câu nói đó hình dung được điểm bắt đầu,
tức cái cụ thể; về bản chất của mục tiêu,
cái trừu tượng; và về bản chất đích đáng
của lối đi bắc ngang từ cái này sang cái
khác. Đôi lúc phán quyết này bị hiểu
lầm hoàn toàn, được dùng với nghĩa
giáo dục cần phải đi từ sự vật đến ý nghĩ
– như thể bất cứ tiếp xúc nào với sự vật
không liên hệ với suy nghĩ đều có thể có
tác dụng giáo dục. Hiểu theo lối đó, trên
thang bậc giáo dục, câu châm ngôn phía
dưới thì khuyến khích sự lặp lại máy
móc hay sự phấn khích cảm tính – còn
phía trên khuyến khích việc học hành
hàn lâm và phi ứng dụng.

Thực ra, mọi ứng xử với sự vật, dù

là các đồ vật thuộc về đứa trẻ, đều được
đặt trong các suy luận; các sự vật bị che
khuất bởi những gợi ý do chúng khơi
mở, và có ý nghĩa quan trọng như những
thách thức cần được thông giải hay

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.