Điều gì quen thuộc thì cụ thể trong óc
Với những ai cảm thấy hoàn toàn
thoải mái trong môn Vật lý và Hóa học,
những khái niệm về nguyên tử hay phân
tử là khá cụ thể. Những từ đó được dùng
luôn mà không cần động não để hiểu ra
chúng có nghĩa gì. Nhưng với người
thường và người mới làm quen với khoa
học, ban đầu họ phải thầm quy về những
sự vật đã biết rõ, và rồi lần từng bước
qua một quá trình diễn dịch chậm chạp;
hơn nữa, những thuật ngữ nguyên tử và
phân tử sẽ rất dễ dàng mất đi cái ý nghĩa
phải vất vả lắm mới hiểu nổi khi những
sự vật quen thuộc, và chuỗi những bước
chuyển tiếp từ chúng đến cái mới lạ, rơi
rụng khỏi đầu óc. Sự khác biệt đó có thể
được minh họa bằng bất kỳ thuật ngữ
chuyên môn nào: hệ số và số mũ trong
môn Đại số, tam giác và hình vuông
trong môn Hình học là những từ có
nghĩa phân biệt rõ ràng so với nghĩa phổ
biến thường dùng; hay các từ tư bản và
giá trị với nghĩa dùng trong môn Kinh tế
chính trị, v.v..
Những thứ có thể thực hành thì quen thuộc
Sự khác biệt như trên hoàn toàn
tương ứng với sự tiến bộ trí tuệ của một
cá nhân, cái trừu tượng trong một giai
kỳ phát triển lại hóa thành cụ thể ở giai
đoạn khác; hoặc thậm chí ngược lại, khi