CÁCH TA NGHĨ - Trang 24

phải là một trường hợp đột phát; nó
không nhất nhất tuân theo “những
nguyên lý chung”. Có một sự vật cụ thể
chắp nối hoặc mang lại ý nghĩ. Hối thúc
giục giã chung chung một đứa trẻ (hoặc
một người trưởng thành) phải suy nghĩ,
bất kể có cái khó nào đó đang hiện hữu
trong kinh nghiệm kẻ đó sẽ chỉ gây ra
rắc rối và làm xáo trộn sự cân bằng của
họ, cũng vô ích như bảo kẻ đó tự túm
tóc mà nâng mình lên vậy.

Những gợi ý và kinh nghiệm quá khứ

Nói đến cái khó, bước tiếp theo là

gợi ý để tháo gỡ – tức việc hình thành
nên một kế hoạch hay dự tính nào đó,
việc đón nhận lý thuyết nào đó để đương
đầu với những cái cụ thể đang tra xét,
việc cân nhắc một giải pháp cho vấn đề.
Những dữ liệu trong tay không mang
đến giải pháp; chúng chỉ có thể gợi ý về
giải pháp. Vậy tiếp theo cái gì là cội rễ
cho sự gợi ý? Hẳn nhiên đó là kinh
nghiệm trong quá khứ và những kiến
thức có từ trước. Nếu người đó đã từng
quen với những tình huống tương tự,
nếu trước đó anh ta từng xử lý cùng loại
chất liệu như thế, những gợi ý ít nhiều
tương hợp và hữu ích có nhiều khả năng
sẽ nảy sinh. Nhưng trừ phi anh ta có
được kinh nghiệm tương tự và lúc này
có thể hiện ra trong trí não, thì sự hỗn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.