nhiều thứ phải làm mà trong cái sự thực
hiện chúng chẳng có gì thực sự thú vị.
Tuy nhiên, lý lẽ rằng trẻ con cần phải
được phân cho làm những nhiệm-vụ-
nặng-nhọc vì có như vậy chúng mới có
khả năng gắn bó vào những nhiệm vụ tẻ
nhạt, là hoàn toàn ngụy biện. Sự cự
tuyệt, lẩn tránh, và thoái thác là những
hệ quả của việc áp đặt cái đáng ghét –
chứ không phải của xúc cảm cao cả của
nghĩa vụ. Sự sẵn lòng làm việc vì những
kết cục bằng những phương tiện hành vi
không tự nó hấp dẫn có thể đạt được dễ
nhất bằng cách hứa hẹn một điều gì cảm
phục cái giá trị của một kết cục và rằng
cảm nhận về giá trị của kết cục ấy được
truyền sang phương tiện dùng để hoàn
thành {kết cục đó}. Không có điều gì
thú vị ở bên trong các hành vi, những
hành vi ấy vay mượn hứng thú từ kết
quả mà chúng gắn vào.
Cân bằng giữa đùa giỡn và nghiêm chỉnh là lý tưởng cho trí tuệ
Ảnh hưởng tiêu cực tích tụ lại do
chia tách làm việc với chơi đùa, sản
phẩm và quá trình, được minh chứng
trong câu thành ngữ “Làm việc mà
không chơi đùa biến Jack thành anh
đần”. Nếu xem ý nghĩa của câu nói là sự
thật thì có lẽ nội việc đùa dai rất gần với
đùa dại cũng đã đủ khiến ta vỡ ra nội
dung đó. Ta có thể cùng lúc vừa vui đùa