biến những thứ tầm thường trở thành những thứ đặc biệt. Không bao giờ đổ
lỗi cho người khác và luôn tìm cách để biến lời nói thành hiện thực là
những điều đáng quý của họ.
Có một câu chuyện kể về người bán hàng vừa mới được tuyển dụng viết
bản báo cáo tuần làm việc đầu tiên để gửi về văn phòng giám đốc. Khi xem
bản báo cáo, vị giám đốc đã bị sốc khi nhận ra rằng ông ta đã thuê một
người nhân viên thất học. Bản báo cáo của người nhân viên viết sai lỗi
chính tả rất nhiều. Người giám đốc thật sự rất bối rối vì ông ta không thể
dùng một nhân viên thất học như vậy nhưng cũng không thể sa thải một
người có năng suất bán hàng vượt trội hơn so với những nhân viên khác.
Ông ta đã thảo luận vấn đề đó với hội đồng quản trị của công ty.
Sáng hôm sau, tất cả các nhân viên bán hàng đều hết sức ngạc nhiên khi
thấy có hai mẩu thư dán ở trên bảng tin gửi cho anh chàng bán hàng thất
học. Hai mẩu thư đó có kiểu viết sai lỗi chính tả giống như trong bản báo
cáo nhưng nội dung chính lại là khen ngợi thành tích bán hàng của anh ta.
Dù ở trong những hoàn cảnh tồi tệ nhất, hay có những khiếm khuyết trên
cơ thể đi chăng nữa thì một người có tiềm năng thật sự vẫn có thể hành
động và tạo nên kỳ tích. Tiến sĩ George W. Crane đã nhận xét: “Tương lai
không phải nằm ở bất cứ nghề nào. Mà tương lai là ở chính những người
làm nghề đó.” Nếu muốn tiến xa hơn trong cuộc hành trình tìm kiếm thành
công thì hãy tìm cho mình một người bạn đồng hành biết biến lời nói thành
hành động.
2. Tìm kiếm và nắm bắt cơ hội
Hầu hết mọi người chỉ nhận thấy cơ hội khi nó đã trôi qua. Nhưng có thể
nhìn thấy được một cơ hội đang tới hay không lại là một vấn đề hoàn toàn
khác. Cơ hội không được dán nhãn mác, bởi vậy bạn phải học cách nhận
biết để có thể nắm bắt chúng.
Người bạn chọn đi theo trong cuộc hành trình phải là người không ngồi
một chỗ để chờ cơ hội đến với mình mà phải biết tự tìm kiếm cơ hội. Điều
này cũng tương tự như việc bạn đi đón một ai đó chưa từng gặp mặt ở sân