CÁCH TƯ DUY KHÁC VỀ THÀNH CÔNG - Trang 44

Trong khi đó, Tổng thống John F. Kennedy vẫn đứng trước Quốc hội Mỹ

và nói rằng chúng ta sẽ được thấy người Mỹ trên mặt trăng vào cuối thập
niên 1960. Hầu hết mọi người đều cho rằng điều đó là không thể. Thậm chí
một số người của NASA (Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ) cũng nghĩ rằng
điều đó là không thể thực hiện được. Họ nói với Tổng thống Kennedy, họ
cũng muốn thực hiện điều đó, nhưng có lẽ đó chỉ là một ước mơ. Nước Mỹ
không có công nghệ để thực hiện điều đó. Song Kennedy không dừng
bước. Ông không chỉ biến những việc không thể trở thành mục tiêu mà còn
đặt ra thời hạn cho nó nữa.

Bất chấp những ngờ vực, ngày 16 tháng 7 năm 1969, tàu vũ trụ Apollo

11 rời bệ phóng số 39 tại trung tâm Vũ trụ Kennedy và bắt đầu cuộc hành
trình dài 244.930 dặm tới mặt trăng. Bốn ngày sau đó, hai phi hành gia là
Neil Armstrong và Buzz Aldrin Jr. đã đáp xuống mặt trăng trên khoang đổ
bộ Eagle. Có hơn 500 triệu người đã theo dõi qua truyền hình khoảnh khắc
Armstrong đặt bước chân đầu tiên lên lớp bụi mịn màu xám của mặt trăng
cùng với câu nói nổi tiếng: “Đây là một bước nhỏ của một con người nhưng
là bước tiến dài của cả nhân loại.” Nước Mỹ đã làm được một điều tưởng
chừng như không thể. Thật đáng tiếc, Tổng thống Kennedy không còn sống
để chứng kiến sự kiện đó.

Đó quả là một điều đáng kinh ngạc trong lịch sử nhân loại.

THÁI ĐỘ QUYẾT ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA

BẠN

Chuyến du hành ấy lẽ ra là điều không thể nhưng nó đã xảy ra. Liên bang

Xô Viết đã vượt xa Mỹ vào thời điểm năm 1961 nhưng vẫn chưa đưa được
ai lên mặt trăng. Điều gì đã thúc đẩy nước Mỹ đạt được kỳ tích chỉ trong
một khoảng thời gian kỷ lục như vậy? Đó không phải là do sức mạnh công
nghệ cũng không phải do sự chạy đua vũ trang giữa Liên bang Xô Viết và
Mỹ. Mỹ đưa được người lên mặt trăng bởi họ tin vào khả năng của mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.