Chính bài diễn thuyết của Tổng thống Kennedy đã biến ý tưởng đưa con
người lên mặt trăng − một giấc mơ không tưởng thành một mục tiêu có thể
đạt được. Trình độ phát triển công nghệ không phải là vấn đề. Chuyến thám
hiểm mặt trăng trở thành hiện thực là do sự thay đổi thái độ. Khi có thái độ
đúng đắn thì điều không thể cũng trở thành có thể.
Những người làm việc trong chương trình vũ trụ nói với tôi rằng, chính
bầu không khí sôi nổi khi đó đã mang niềm hy vọng: “Chúng ta sẽ đưa
được người lên mặt trăng.” Mục tiêu tổng thống đưa ra chứa đựng ước mơ
và khơi dậy quan điểm tích cực cần thiết để biến nó thành hiện thực.
Đó là sức mạnh của giấc mơ kết hợp với quan điểm đúng đắn. Nếu thiếu
đi một trong hai yếu tố đó, bạn sẽ không thể đi xa hơn trong cuộc hành
trình.
• Người có ước mơ mà không có thái độ tích cực sẽ trở thành kẻ mơ
mộng hão huyền.
• Có quan điểm tích cực mà thiếu đi ước mơ sẽ tạo ra một người tự mãn
và không thể tiến bộ.
• Vừa có ước mơ, vừa có một quan điểm tích cực sẽ tạo ra một người có
năng lực và tiềm năng vô tận.
Để có thể tiến xa và đúng hướng, bạn cần có cả hai yếu tố trên. Kennedy
là người hiểu rõ điều đó.
Chỉ có ước mơ thì không thể làm được điều đó. Quan điểm của bạn mới
là yếu tố chính quyết định liệu mình có thực hiện được ước mơ hay không,
chứ không phải là trí thông minh, năng khiếu, sự giáo dục, khả năng
chuyên môn, thời cơ hay thậm chí làm việc chăm chỉ. Quan điểm chính là
yếu tố quyết định bạn có thể tiến bao xa trong cuộc hành trình đi đến thành
công.
Yogi Berra, huấn luyện viên Liên đoàn bóng chày Mỹ từng nói: “Cuộc
đời giống như môn bóng chày. Để chơi môn này, bạn phải vận dụng 95% lý
trí, còn lại là thể lực.” Nếu là người thông minh, tài năng, có giáo dục, có
kiến thức chuyên môn, có thời cơ, có trách nhiệm với công việc nhưng lại