biết mưu gian của Khắc Chung, để đễn nỗi Quốc Chẩn phải chết, đó là
chỗ kém thông minh vậy”
Nguyên năm Mậu Thìn (1328), vua Minh Tông trị vì ở ngôi đã 15
năm mà vẫn chưa lập được Thái tử. Cha của Hoàng hậu Lệ Thánh là
Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn (chú ruột của vua Minh Tông)
vẫn muốn đợi Hoàng hậu có con rồi sẽ lập Thái tử. Trong khi đó, trong
triều có một phe khác gồm Thiếu bảo Trần Khắc Chung cùng Cương
Đông Văn hiến hầu là con (có sách chép là em) của Thái sư Trần Nhật
Duật, lại muốn đưa ngay Trần Vượng là con của một bà phi họ Lê lên
làm Thái tử. Quyết tâm triệt hạ Quốc Chẩn, Văn hiến hầu sai người
đem 100 lạng vàng đến đút lót cho gia thần của Quốc Chẩn là Trần
Phẩu, bảo Phẩu vu cáo Quốc Chẩn âm mưu làm phản. Sự việc diễn ra
đúng như âm mưu của Văn hiến hầu, vua tin là thực, hạ lệnh bắt giam
Quốc Chẩn, cấm tuyệt không cho ăn uống, bắt phải tự tử. Hoàng hậu
Lệ Thánh phải lấy áo tẩm nước lén vào nơi giam cho cha uống, uống
xong thì Quốc Chẩn chết. Sau đó, vua ra lệnh bắt hơn 100 người nghi
có liên can với Quốc Chẩn... Nhưng vài năm sau, vụ án này được
minh oan. Vì vợ cả, vợ lẽ của Trần Phẩu ghen nhau nên đem chuyện
Văn hiến hầu âm mưu cùng Trần Phẩu vu cáo Quốc Chẩn nói ra cho
mọi người biết. Trần Phẩu bị xử lăng trì nhưng chưa kịp hành hình thì
gia nô của con của Quốc Chẩn đã giết và ăn hết thịt Phẩu! Văn hiến
hầu thì bị giáng làm dân thường, bị xóa tên trong sổ hoàng tộc...
Dù sự kiện diễn ra như vậy, song ngay sau khi Quốc Chẩn chết thì
Trần Vượng cũng đã được phong làm Đông cung Thái tử, tiếp đến
được phong Hoàng Thái tử rồi 7 ngày sau, Thái tử Trần Vượng được
vua Minh Tông truyền ngôi cho, tức vua Trần Hiến Tông. Lúc đó vua
Hiến Tông mới 10 tuổi, quyền chính vẫn nằm trong tay Thượng hoàng
Minh Tông.
Vua Hiến Tông “tư trời tinh anh, sáng suốt” nhưng ở ngôi không
được lâu, đến năm 22 tuổi thì vua mất (năm Tân Tỵ - 1341). Thực ra
triều Hiến Tông cũng là triều của Minh Tông, tuy không được hưng