CẢI CÁCH HỒ QUÝ LY - Trang 12

thịnh như trước, lúc này nhà Trần đã bộc lộ hướng suy sụp ở nhiều
mặt, nhưng quân đội Đại Việt vẫn còn đủ sức chinh Nam chinh Tây,
ngán ngừa được ngoại xâm, tình hình đối nội, đối ngoại vẫn tương đối
ổn định...

Từ khi vua Hiến Tông mất, nguy cơ đổ nát của nhà Trần đã đến.

II. CUỘC KHỦNG HOẢNG TOÀN DIỆN

A. ĐỐI NỘI

Tháng 6 năm Tân Tỵ (1341), vua Trần Hiến Tông mất. Vì vua Hiến

Tông không có con nên Thượng hoàng Minh Tông lập người con thứ
10 của mình là Hoàng tử Trần Hạo (con của vua Minh Tông và bà
Hiến Từ Hoàng hậu) lên nối ngôi, tức vua Trần Dụ Tông (1341 -
1369).

Từ đời vua Dụ Tông, nhà Trần đã bộc lộ suy sụp nhiều mặt, bắt đầu

trượt nhanh xuống dốc.

1. Sự suy thoái của tầng lớp cầm quyền

Cuối nhà Trần, hầu hết các vua đều không xứng đáng. Một số bất tài

lại thiếu đạo đức. Một số chỉ có hư vị vì nhu nhược hoặc vì còn nhỏ
tuổi... Chỉ trong vòng hơn 50 năm, nhà Trần đã thay vua đến 7 lần.
Triều đình chia bè kéo cánh, tranh giành quyền lợi, giết hại lẫn nhau.
Những kẻ bất tài dua nịnh thì được thăng quan tiến chức, còn người
trung liệt thì treo ấn từ quan...

1.1. Những ông vua bất xứng

a) Vua Dụ Tông trụy lạc, sa đọa: Dụ Tông lên ngôi vào tháng 8

năm Tân Tỵ (1341), lúc ấy vua mới 6 tuổi. Lúc đầu vì còn Thượng
hoàng Minh Tông thay Dụ Tông trị nước nên nói chung tình hình
trong nước chưa xảy ra điều gì quá tồi tệ. Đến tháng 2 năm Đinh Dậu
(1357), Thượng hoàng Minh Tông qua đời. Năm ấy vua Dụ Tông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.