Đông quật ngược lại. Đó là kết quả của đại hội đảng tại Lư Sơn
năm 1970. Lâm Bưu bị Mao lừa gạt và chiếm lại được thế thượng
phong.
Bây giờ Lâm Bưu ở vào thế cưỡi cọp, tiến thoái đều khó khăn.
Lâm Bưu đã toan tính nhiều phương cách khác nhau, và đều đi
đến kết luận là chẳng phương cách nào toàn vẹn cả. Mao Trạch
Đông đã chính thức tuyên chiến. Bây giờ Lâm Bưu hoặc chẳng
làm gì cả để bị Mao đánh bại, hoặc nhất quyết “chơi” lại và hy
vọng có thể thắng. Đánh bại chủ tịch đảng và nhà nước có nghĩa
là phải đảo chánh. Khi Lâm Bưu đi đến kết luận này rồi thì nhất
quyết không trở lui nữa. Trước hết Lâm Bưu bàn với bà vợ Diệp
Quần. Diệp Quần vẫn có tham vọng chính trị lớn, muốn thay
thế vai trò của Giang Thanh, nhưng nếu phải phiêu lưu đảo
chánh thì nguy hiểm quá, nên bà hoảng sợ, năn nỉ chồng tìm
cách khác. Lâm Bưu nổi giận hét lên, “Lâm Bưu này có còn là
Lâm Bưu nữa hay không?” Bà vợ không biết nói sao, đành phải
chấp nhận quyết định của chồng.
Vấn đề khó khăn của Lâm Bưu là chọn người cộng sự. Diệp
Quần giúp chồng thảo một danh sách gồm 200 người có thể
tham dự cuộc đảo chánh. Lâm Bưu xem xét từng người và cuối
cùng loại bỏ toàn bộ danh sách. Lâm Bưu sợ một nhóm đảo
chánh đông đảo như vậy có thể gây rắc rối khó khăn, và khó bảo
mật được kế hoạch. Lâm Bưu nghĩ đến một kế hoạch khác, dùng
một vài tướng tư lệnh quân khu mà ông sẽ thuyên chuyển, đặc
biệt là quân khu Nam Kinh và Thẩm Dương. Lâm Bưu nghĩ hai
quân khu Thẩm Dương và Nam Kinh có thể kết hợp với quân
khu Quảng Châu do người của Lâm Bưu chỉ huy, làm thành
nòng cốt cho cuộc đảo chánh. Nhưng cuối cùng Lâm Bưu cũng
bác bỏ ý định này, vì sợ rằng thay đổi nhân sự sẽ mất nhiều thời
giờ. Lâm Bưu đặc biệt muốn giới hạn kế hoạch trong số những
cộng sự mà ông đã biết rõ.
Cuối cùng Lâm Bưu chỉ chọn bốn danh tướng đàn em, Tứ Đại