quân đội; một số chức chủ tịch còn lại cũng nằm trong tay
những người gốc quân đội, trước kia từng phục vụ dưới quyền
Lâm Bưu. Ngay một số bộ trưởng của thủ tướng Chu Ân Lai
cũng là người của Lâm Bưu. Cả trong Bộ Chính Trị, phe Lâm Bưu
cũng chiếm đa số, gồm có Lâm Bưu, bà vợ Diệp Quần, Hoàng
Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác Bằng, Khâu Hộ Tác, Trần Bá
Đạt, Hứa Thế Du, tư lệnh quân khu Nam Kinh, Lý Đức Sinh, tư
lệnh tỉnh đội An Huy và Lý Tuyết Phong, chính ủy quân khu Bắc
Kinh.
Trong tổ chức quân đội thì quyền hạn của Lâm Bưu trở nên
tuyệt đối. Tay chân thân tín của Lâm Bưu nắm chức tư lệnh của
những quân khu lớn. Chỉ một người duy nhất có thể làm thay
đổi cán cân lực lượng lúc đó là Mao Trạch Đông. Tuy nhiên ảnh
hưởng của Mao trong quân đội lúc đó không còn được coi là
chắc chắn nữa. Trong một thời gian khá lâu, Mao đành để cho
uy tín của Lâm Bưu vươn lên mà không làm gì được. Bây giờ
thay vì phục vụ cho Mao thì nhóm thân cận của Lâm Bưu bắt
đầu gây áp lực cho Mao. Các tướng lãnh bây giờ hướng về Lâm
Bưu để nhận mệnh lệnh thay vì hướng về Mao Trạch Đông như
trước. Trong một diễn văn ngày Quân Lực 1-8-1970, tổng tham
mưu trưởng Hoàng Vĩnh Thắng đã nói, “Quân đội giải phóng
nhân dân của chúng ta là do Mao chủ tịch, lãnh tụ vĩ đại của
chúng ta, đích thân xây dựng và lãnh đạo, và do Lâm phó chủ
tịch trực tiếp chỉ huy.” Hoàng Vĩnh Thắng muốn nhấn mạnh
sức mạnh quân sự bây giờ nằm trong tay Lâm Bưu, chứ không
còn của Mao Trạch Đông nữa. Cán cân quyền lực đã thay đổi và
khó tái lập lại như cũ.
Nếu đúng lúc ấy Lâm Bưu tiến lên thì có thể loại được Mao
Trạch Đông để làm lãnh tụ số một. Nhưng bản tính Lâm Bưu
vốn quá cẩn thận nên đã bỏ lỡ cơ hội. Mao rất cần thời giờ để
xoay chuyển lại tình thế. Con sư tử Lâm Bưu mà không tung
móng vuốt ngay thì lâu dần sẽ bị con quỷ chính trị Mao Trạch