thư ký riêng tư tình với nhau và sinh được một đứa con. Việc đó
Mao và người nữ thư ký giữ hết sức bí mật, nhưng Giang Thanh
cũng biết được và dùng việc đó như một lá bùa để bắt bí Mao.
Mao rất sợ thần tượng của mình bị mai một nên cứ đành để
Giang Thanh lộng hành một thời gian khá dài. Lần đầu tiên kể
từ năm 1949, Mao cảm thấy quyền kiểm soát Trung Hoa của
mình lâm vào một tình trạng cực kỳ nguy hiểm. Chu Ân Lai đã
báo cho Mao biết nền kinh tế đã tới bên bờ vực thẳm. Chu Ân Lai
đã phải dùng hầu hết ngân sách quốc gia để tránh một sự đổ vỡ
hoàn toàn. Cuối cùng Mao quyết định không còn cách nào khác
hơn là phái “Quân đoàn 8341” và vệ binh thân tín ra tái lập trật
tự tại các trường học và cơ xưởng tại Bắc Kinh.
Thời cơ mong đợi của Lâm Bưu đã tới. Dựa theo hành động
của Mao, và dùng danh hiệu của Mao, Lâm Bưu tung quân đội ra
tái lập trật tự và kiểm soát toàn thể Trung Hoa. Quân đội đã
mau lẹ làm chủ tình thế, và Trung Hoa hầu như nằm trong tay
Lâm Bưu. Các phe nhóm thù nghịch nhau trước kia được Lâm
Bưu trợ giúp vũ khí tận tình thì nay được nếm mùi vị trừng phạt
của Lâm Bưu. Tất cả vũ khí đều bị tịch thu lại, và tất cả các phe
thù nghịch nhau đều bị phân hoá, sát nhập vào các cơ chế quân
sự của Lâm Bưu. Cuộc Cách mạng Văn hoá tạm thời tan rã.
Mao Trạch Đông cám ơn Lâm Bưu đã ra tay “giải phóng” quốc
gia một lần nữa. Điều Mao không ngờ là sự kiểm soát quân sự
của Lâm Bưu trở thành vĩnh viễn, và Lâm Bưu không tỏ dấu sẽ
bước xuống, nhường quyền lực lại cho đảng và nhà nước. Ngoại
trừ Thượng Hải nằm chắc trong tay Trương Xuân Kiều, tất cả
các ủy ban tỉnh và thành thị trên toàn quốc đều nằm trong tay
quân đội. Vì thế trong kỳ đại hội đảng năm 1969, Lâm Bưu
chính thức được đề cử làm người thừa kế Mao. Lâm Bưu trở
thành người mạnh nhất. Phe của Lâm Bưu nắm giữ trên 50%
thành phần chính phủ và quốc hội. Trong số 150 chức chủ tịch
ủy ban của đảng thì trên 100 chức nằm trong tay các tư lệnh