Người vệ sĩ cũ cắt tóc, cạo râu và mặc quần áo cho Lưu Thiếu
Kỳ rồi chụp một tấm hình cuối cùng. Nửa đêm hôm đó, xác của
Lưu Thiếu Kỳ được xe díp quân đội chuyển sang nhà thiêu xác
một cách bí mật, hai cẳng chân của ông thò cả ra ngoài xe. Lưu
Thiếu Kỳ được thiêu xác dưới cái tên Lưu Vệ Hoàng. Mãi ba năm
sau con cháu nhà họ Lưu mới được thông báo về cái chết của
Lưu Thiếu Kỳ, và phải mười năm sau quần chúng mới biết về cái
chết của ông.
Mặc dù Lưu Thiếu Kỳ, nguyên nhân của cuộc Cách mạng Văn
hoá, đã chết rồi, nhưng các cuộc hỗn loạn vẫn tiếp tục dữ dội
như trước. Lơi dụng tình thế đó, Lâm Bưu hướng dẫn quân đội
ủng hộ “phe tả”. Lâm Bưu biết rất rõ là tất cả mọi phe phái thù
nghịch nhau đều tự nhận là “phe tả” cả. Tất cả đều giương danh
Mao và văn hoá để giết lẫn nhau cho mục đích tranh giành
quyền hành và chức vị. Lâm Bưu ra lệnh cấp phát vũ khí cho
mọi phe thù nghịch nhau một cách rất rộng rãi để cho họ mặc
sức giết nhau. Lâm Bưu đã biến cuộc Cách mạng Văn hoá thành
một cuộc nội chiến trên toàn quốc. Các địa danh Trung Hoa trở
thành những bãi chiến trường, và hàng trăm ngàn người bỏ
mạng trong các cuộc hỗn chiến. Trong lúc đó Lâm Bưu hờm sẵn,
đóng vai ngư ông chờ đợi, tung một mẻ lưới quơ trọn quyền
hành của cả hai phe Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Giữa cơn máu lửa, Mao Trạch Đông thấy mình đã đạt được
mục tiêu, nhưng cuộc cách mạng đã đi quá đà. Những người do
Mao chỉ định lãnh đạo cuộc Cách mạng Văn hoá như Giang
Thanh và Trương Xuân Kiều đã không muốn ngưng cuộc cách
mạng. Giang Thanh thấy đây là cơ hội loại hết đối thủ để có thể
trở thành chúa tể Trung Hoa.
Giang Thanh rất thân mật với Trương Xuân Kiều. Người ta
đồn hai người tư tình với nhau và đã sinh được một đứa con
riêng. Mao không còn kiềm chế được Giang Thanh nữa, vì Giang
Thanh đã nắm được một nhược điểm của Mao. Mao và người nữ