cần một cuộc phục kích tại biên giới cũng đủ gây ra được một
tình trạng như thế. Chỉ trong hoàn cảnh như thế Lâm Bưu mới
có thể sử dụng hết sức mạnh quân sự của mình mà không bị
nghi ngờ.
Cuối cùng Lâm Bưu thảo ra được hai kế hoạch chiến thuật.
Theo kế hoạch thứ nhất thì quân đội Trung Cộng sẽ gây hấn với
Nga Sô trước. Các cuộc xung đột giữa quân biên phòng hai nước
vẫn thường xảy ra, đặc biệt là tại biên giới các tỉnh Hắc Long
Giang và Tân Cương. Tuy nhiên những vụ đụng chạm này
không dữ dội lắm. Trước kia có lần Lâm Bưu muốn gia tăng uy
tín và địa vị của mình tại đại hội đảng lần thứ 9, nên đã ra lệnh
cho quân trú phòng tại Tân Cương pháo kích sang lãnh thổ Nga
Sô, trong lúc một số đông sĩ quan Nga đang tụ họp. Quân trú
phòng Nga Sô ngạc nhiên, nhưng cũng trả đủa lại rất dữ dội.
Mao vội cho mời Lâm Bưu vào Cấm Thành để bầy tỏ mối lo ngại
về viễn tượng một cuộc xung đột với Nga Sô. Mao tuy chống Nga
Sô, thách đố sự lãnh đạo cộng sản thế giới của Nga Sô, nhưng lại
rất e ngại một sự xung đột quân sự với Nga Sô, vì Mao hiểu rằng
bộ máy chiến tranh của Nga Sô quá hùng mạnh.
Tuy cảnh cáo Lâm Bưu về viễn tượng xung đột với Nga Sô,
nhưng đồng thời Mao Trạch Đông cũng căn dặn Lâm Bưu phải
chuẩn bị chiến tranh. Lập tức Lâm Bưu cho thiết lập một tổ chức
báo động khắp toàn quốc, để sẵn sàng đối phó với một tình
trạng khẩn cấp. Ngay Mao cũng ngạc nhiên trước hành động
mau lẹ của Lâm Bưu, nhưng biến cố này cho Lâm Bưu một cơ
hội tập dượt trước, và tự tin có thể áp dụng quyền hạn của mình
trong trường hợp khẩn cấp thực sự, hoặc trong trong trường
hợp khẩn cấp giả tạo khi phải đảo chánh để giết Mao. Giai đoạn
kế tiếp là sắp đặt một cuộc phục kích giả tạo vào quân Trung
Cộng tại biên giới, bằng chính pháo binh của Trung Cộng.
Kế hoạch thứ hai của Lâm Bưu đòi hỏi nhiều thời gian sửa
soạn hơn, và cần có một sự móc nối với Nga Sô trước, và sẽ có