đền ơn cho người Nga sau này, nếu Nga Sô hợp tác gây chiến
theo kế hoạch của Lâm Bưu. Lâm Bưu ưa thích kế hoạch thứ hai
hơn.
Một hôm Lâm Bưu cho gọi tướng Hoàng Vĩnh Thắng, tổng
tham mưu trưởng, vào dò hỏi ý kiến. Hai người gặp nhau trong
một căn phòng đặc biệt, nối liền với biệt thự của Lâm Bưu, toạ
lạc trên một trong những ngọn đồi đẹp đẽ nhất của vùng phía
tây Bắc Kinh. Đây là một căn phòng rộng, trải một tấm thảm cực
kỳ sang trọng xa hoa, mầu đỏ và vàng, phủ kín khắp căn phòng.
Tấm thảm này trị giá hai trăm ngàn đô la, là một món quà của
bộ quốc phòng và Quân ủy hội tặng Lâm Bưu, trong dịp kỷ niệm
mười lăm năm Lâm Bưu được phong chức thống chế.
Tuy nhiên điểm nổi bật nhất trong căn phòng không phải là
tấm thảm đẹp đẽ sang trọng này, mà là chiếc sa bàn vĩ đại, lớn
bằng sáu chiếc bàn pinh pông ghép lại, và bao gồm nhiều bộ
phận bằng điện tử. Lâm Bưu chỉ cần bấm vào một cái nút điện
thì sa bàn sẽ phô diễn những trận đánh giả giữa Trung Cộng,
Nga Sô, Nhật, Hoa Kỳ tại bất cứ vùng nào tại Trung Hoa hay trên
thế giới. Người ta cũng có thể biết được những tài liệu về số
lượng và loại phi cơ sẵn sàng được sử dụng, mục tiêu của các phi
cơ, các đường bay của phi cơ và thời gian bay cần thiết.
Buổi họp hôm ấy giữa Lâm Bưu và Hoàng Vĩnh Thắng tập
trung vào khu vực Hà Bắc và Mãn Châu và các vùng phụ cận,
nghĩa là khu vực giáp giới với Nga Sô. Các quân khu chính yếu
hiện lên sa bàn là các đại quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương,
cũng như lực lượng của Nga sô tại vùng Khabarovsk và vùng hồ
Baikal và Mông Cổ. Các đạo quân tham gia trận đánh giả này bao
gồm những quân đoàn dã chiến Trung Cộng, những sư đoàn
chiến xa, không quân, những đơn vị không vận cùng với lục
lượng hải quân. Sau khi trình bầy những diễn biến tưởng tượng
của một cuộc xung đột Nga-Hoa giả tưởng, Lâm Bưu nói với một
giọng đầy tự tin: