vậy trong nhiều năm làm tham mưu trưởng, Hoàng Vĩnh
Thắng luôn quan tâm đến sự nguy hiểm và những khó khăn. Họ
Hoàng đưa ra rất nhiều câu hỏi, nhưng Lâm Bưu đã có sẵn các
câu trả lời, đánh tan mọi lo ngại của Hoàng Vĩnh Thắng.
Hoàng Vĩnh Thắng hỏi Lâm Bưu về những tổn thất có thể
xảy ra, thì Lâm Bưu cho biết sự tổn thất của Nga Sô có thể vào
khoảng từ hai trung đoàn đến một sư đoàn, và sự tổn thất về
phía Trung Cộng sẽ cao hơn. Nhưng nếu tất cả diễn tiến tốt đẹp
thì chỉ cần ba tuần lễ là hoàn thành được cuộc đảo chánh. Lâm
Bưu cầm một thanh kiếm đâm vào sa bàn và hỏi, “Phải chăng
đây chẳng phải là một cuộc thao diễn hỗn hợp hay sao? Nếu đạt
được kết quả thì sự tổn thất có đáng quan tâm không?”
Đến đó Hoàng Vĩnh Thắng bầy tỏ sự bi quan về mệnh lệnh
tấn công ngay chính quân của mình. Lâm Bưu trả lời Hoàng
Vĩnh Thắng không cần phải đi qua hệ thống quân sự thông
thường. Lâm Bưu cho rằng quân khu biên giới có thể sửa soạn
phòng ngự và phải có một kế hoạch trả đủa. Lâm Bưu sẽ có cách
làm cho quân đội biên phòng phải ngỡ ngàng khó hiểu, bằng
cách ra những mệnh lệnh khác hẳn nhau. Tất cả những mệnh
lệnh này sẽ phục vụ cho mục tiêu tối hậu là hạ được Mao Trạch
Đông. Lâm Bưu nói thêm, “Chúng ta sẽ tìm người thi hành được
kế hoạch này, một người bình tĩnh máu lạnh khi đương đầu với
Nga Sô. Một người có cách làm cho Nga Sô hoảng sợ.”
Hoàng Vĩnh Thắng nêu ý kiến có thể nào gây chiến mà
không cần phải bắt liên lạc với Nga Sô trước hay không, và việc
thương thuyết với Nga Sô có thể sắp đặt sau cuộc đảo chánh hay
không. Lâm Bưu cho biết cũng đã nghĩ tới giải pháp này rồi, và
cũng lo ngại không biết kết quả giải quyết vấn đề với Nga Sô sẽ
ra sao. Nga Sô có thể có phản ứng lạnh nhạt, hoặc tệ hơn nữa,
Nga Sô có thể mượn cơ hội này tấn công Trung Cộng thực sự
luôn.