tối cao cuộc Trường Hành này sau hội nghị Tuân Nghĩa. Sau khi
Nhật Bản bại trận tại Trung Quốc, Chu Ân Lai đại diện cho cộng
đảng trong các cuộc thương thuyết lâu dài với Quốc dân đảng.
Sau này Chu Ân Lai là đồng minh chiến lược chính yếu của Mao
Trạch Đông trong cuộc chiến chống lại Quốc dân đảng Trung
Hoa. Cuối cùng, khi Mao Trạch Đông tuyên cáo thành lập nước
Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc năm 1949, thì Chu Ân Lai trở
thành người đứng đầu chính phủ với tư cách là Tổng Lý Quốc
Vụ Viện, tức là chức vụ thủ tướng.
Điều mà thế giới bên ngoài biết rất ít về Chu Ân Lai là hoạt
động tình báo bí mật của ông. Trong những năm đầu của cộng
đảng Trung Quốc, Chu Ân Lai thường tham gia các hoạt động
kín tại những thành phố lớn, như Thượng Hải. Hoạt động của
Chu Ân Lai bao gồm việc tuyển lựa các đảng viên hoạt động tình
báo, tổ chức những cuộc họp bí mật, điệp báo, bắt cóc và ám sát.
Trong đệ nhị thế chiến, khi cộng đảng Trung Hoa và Quốc dân
đảng đang ở giai đoạn hai của cuộc liên hiệp chống Nhật Bản,
thì Chu Ân Lai là đại diện cao cấp nhất của cộng đảng tại Nam
Kinh và Trùng Khánh. Trong lúc Chu Ân Lai bị tình báo Quốc
dân đảng canh chừng theo dõi gắt gao, thì ông vẫn thành công
thiếp lập được một màng lưới gián điệp của cộng sản tại Trùng
Khánh. Chu Ân Lai đã tỏ ra rất giỏi nghề gián điệp, và sở tình
báo cũng như sở phản gián của Quốc dân đảng không thể ngăn
chặn được hoạt động của ông.
Sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng, Chu Ân Lai ủng hộ
Mao Trạch Đông hết mình trong tất cả các cuộc tranh giành
quyền lực giữa Mao và các lãnh tụ cộng sản khác. Trong cuộc
thanh trừng hạ bệ Cao Cương bất thần năm 1956, trong đợt kêu
gọi giới trí thức Trung Hoa bày tỏ quan điểm của mình qua
chiến dịch “Trăm Hoa Đua Nở, Trăm Nhà Đua Tiếng” và cuộc
đàn áp trí thức, giáo sư, học giả, khoa học gia, sinh viên sau đó,
trong cuộc sửa sai hạ bệ một đồ đệ trung thành của Mao là Bành