Đức Hoài, trong sự rạn nứt giữa Nga-Hoa, và cuối cùng trong
trận tấn công Lưu Thiếu Kỳ của cuộc Cách mạng Văn hoá, Mao
Trạch Đông luôn luôn yêu cầu sự cộng tác của Chu Ân Lai và
được Chu Ân Lai hợp tác.
Chu Ân Lai không đồng ý phát động cuộc Cách mạng Văn
hoá, nhưng vẫn đi theo vì không dám trực tiếp đối đầu với Mao
Trạch Đông, để giữ vững được chức thủ tướng của ông. Cuộc
Cách mạng Văn hóa gây cho Chu Ân Lai rất nhiều khó khăn và
khổ tâm. Vợ chồng Chu Ân Lai không có con, chỉ có một người
con gái nuôi là Tôn Duy Thế. Tôn Duy Thế du học tại Nga Sô và
là giám đốc viện kịch nghệ. Giang Thanh vốn thù ghét Tôn Duy
Thế từ lâu, vì Tôn Duy Thế là thông dịch viên trong cuộc hội
đàm giữa Mao Trạch Đông và các lãnh tụ Nga. Khi Giang Thanh
dò hỏi Tôn Duy Thế về các vấn đề bàn cãi trong cuộc hội đàm,
thì Tôn Duy Thế không chịu cho Giang Thanh biết, và còn nói
đó là những bí mật quốc gia mà Giang Thanh không cần phải
biết. Bây giờ là lúc Giang Thanh trả thù. Tôn Duy Thế bị vệ binh
đỏ của Giang Thanh tấn công, bắt giam và hành hạ đến chết
trong tù. Vậy mà Chu Ân Lai vẫn không dám lên tiếng phản đối.
Chu Ân Lai vẫn hy vọng mình có thể gia tăng ảnh hưởng sau
này, nên luôn luôn áp dụng chính sách khuyến dụ hoặc áp lực kẻ
thù của Mao, phục vụ cho Mao vô điều kiện. Chu Ân Lai đã cố
công giữ cho một nền kinh tế bị xáo trộn không sản xuất khỏi bị
đổ vỡ. Trước quần chúng, bao giờ Chu Ân Lai cũng cầm cuốn
sách màu đỏ “Tư Tưởng Mao Trạch Đông”, hô khẩu hiệu “Mao
chủ tịch vạn tuế” và nhảy múa với những kẻ trung thành với
Mao.
Khả năng của Chu Ân Lai có thể làm việc nhiều năm với Mao
Trạch Đông, mà không bị Mao tấn công hãm hại là vì Chu Ân Lai
hiểu biết rõ con người của Mao. Chu Ân Lai cố tránh không bao
giờ đảm nhận chức vụ làm người thứ nhì của chế độ. Ông bằng
lòng với vai trò một người thứ ba, hoặc thứ tư của chế độ. Họ