Chu biết cách tìm hiểu ý tứ Mao, đọc tâm trí Mao và làm vừa
lòng Mao.
Về phần Mao Trạch Đông cũng rất biết ơn Chu Ân Lai sẵn
sàng làm những công việc gỡ rối cho mình. Mao cần một người
quét dọn những bừa bãi sau mỗi lần mở cuộc tấn công một đối
thủ nào. Chu Ân Lai là người tin cẩn chứ không phải là một đe
dọa cho Mao. Chu Ân Lai không liên kết với bất cứ nhóm nào
nên Mao có thể nói chuyện với Chu Ân Lai về mọi việc. Chính vì
vậy, Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông đã có thể là bạn với nhau
cho tới lúc chết.
Mối liên lạc giữa Chu Ân Lai và Lâm Bưu không rõ rệt như đối
với Mao Trạch Đông. Thực ra trước kia Chu Ân Lai là cấp trên
của cả Mao Trạch Đông và Lâm Bưu trong một thời gian lâu dài,
cả về tuổi tác và kinh nghiệm. Khi Chu Ân Lai là một giảng viên
cao cấp tại trường quân sự Hoàng Phố thì Lâm Bưu chỉ là một
khoá sinh. Khi Chu Ân Lai lãnh đạo cuộc nổi dậy tại Nam Xương
ngày 1-8-1927 thì Lâm Bưu mới chỉ là một trung đội trưởng.
Vậy mà Chu Ân Lai cũng như nhiều người khác đã thành
thực thán phục chàng thanh niên Lâm Bưu vì những thành quả
quân sự hiển hách của Lâm Bưu. Tại Trùng Khánh trong thời
Trung Nhật chiến tranh, một ký giả hỏi ý kiến Chu Ân Lai về
Lâm Bưu sau khi Lâm Bưu và sư đoàn 115 của Lâm Bưu thắng
quân Nhật một trận quan trọng tại Bình Hình Quan, thì Chu Â
Lai trả lời, “Sư đoàn trưởng Lâm Bưu là người đã thắng những
trận quan trọng. Mặc dù còn trẻ hơn chúng tôi, nhưng trong
lãnh vực quân sự, Lâm Bưu giỏi hơn chúng tôi.”
Tuy vậy Chu Ân Lai không bao giờ tin cậy Lâm Bưu. Ông
không hề quan tâm đến cách Lâm Bưu bành trướng ảnh hưởng
trong tứ lộ quân. Chu Ân Lai cho đó là tinh thần sứ quân lỗi thời,
có mục đích đoạt được sức mạnh chính trị bằng sự xâm nhập
quân sự và lật đổ. Chu Ân Lai tỏ ra không thích giới quân sự, vì