CÁI CHẾT CỦA LÂM BƯU - Trang 8

Trạch Đông vẫn để mặc Lâm Bưu chạy trốn mà không ra lệnh
đuổi bắt. Mao nói với Chu Ân Lai, “Trời có lúc đổ mưa. Vợ có lúc
cải giá. Thôi, cứ để hắn đi!”

Một giờ sau đó chiếc phi cơ chạy trốn Trident biến khỏi tầm

ra đa của Trung Cộng. Nhưng chỉ vài giờ sau, chiếc phi cơ chạy
trốn hết nhiên liệu và đâm xuống vùng Ulan Bator của Mông Cổ.
Các nhân viên toà đại sứ Trung Cộng tại Mông Cổ đã đến tận
chiếc phi cơ lâm nạn để điều tra. Họ đã tìm thấy xác của tám
người đàn ông và một người đàn bà. Tất cả chín người này được
chôn ngay tại nơi tai nạn xảy ra.

***
Sự giải thích về cái chết của vợ chồng Lâm Bưu trong “Hồ Sơ

Lâm Bưu” có nhiều điểm rất đáng nghi ngờ. Trước hết hồ sơ
không đưa ra một bằng chứng cụ thể nào về tội tạo phản của
Lâm Bưu. Tuy trong hồ sơ có những lời thú tội của các tướng
thuộc hạ của Lâm Bưu, nhưng những lời thú tội hoặc tố cáo Lâm
Bưu này có thể do sự tra khảo hoặc mua chuộc mà có. Hơn nữa
lời buộc tội chỉ căn cứ vào những dự định của phe Lâm Bưu mà
thôi.

Điều đáng ngạc nhiên là trong hồ sơ chỉ nói đến các hoạt

động của Lâm Lập Quả và phe nhóm. Theo hồ sơ này thì Lâm
Bưu dường như giao phó tất cả trách nhiệm đảo chánh và ám sát
Mao Trạch Đông cho cậu con trai còn ít tuổi, không có kinh
nghiệm về quân sự và chính trị. Đây là một điều trái hẳn với bản
chất rất thận trọng cố hữu của Lâm Bưu. Lâm Bưu là một thiên
tài về quân sự, và đặc tính của Lâm Bưu là chỉ ra quân khi đã
nắm chắc phần thắng.

Lâm Bưu sinh năm 1907 tại Hồ Bắc, gia nhập đảng cộng sản

năm 1925 và tốt nghiệp trường quân sự Hoàng Phố. Lâm Bưu đã
nổi danh từ cuộc Vạn Lý Trường Chinh. Đến năm 1937, Lâm
Bưu tạo được một chiến thắng lẫy lừng khi sư đoàn 115 của Lâm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.