Bưu đánh bại quân Nhật tại Bình Hình Quan. Đây là lần đầu tiên
quân Trung Hoa chiến thắng quân Nhật tại chiến trường. Năm
1938, Lâm Bưu bị thương nặng và được đưa sang Nga Sô điều
trị. Trong thời gian điều trị, Lâm Bưu đảm nhiệm chức vụ đại
diện cho Trung Cộng tại tổ chức cộng sản quốc tế tại đây. Lâm
Bưu được Stalin rất kính trọng và biệt đãi. Năm 1942 Lâm Bưu
trở về Trung Hoa và đến năm 1945 thì Lâm Bưu dẫn hồng quân
tiến vào Mãn Châu, thành lập đệ tứ lộ quân, một lộ quân mạnh
nhất của Trung Cộng. Trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng, Lâm
Bưu đã tiến quân khắp nước Trung Hoa, từ bắc xuống nam,
thắng những trận danh tiếng như trận Liễu Ninh và trận Bắc
Kinh-Thiên Tân. Chính Lâm Bưu đã dẫn hồng quân vượt sông
Dương Tử, chiếm trọn vẹn miền trung và nam Trung Hoa, và
tiến tới mỏm cực nam của Trung Hoa là đảo Hải Nam. Lâm Bưu
đã góp phần đánh bại đạo quân hai triệu bảy trăm ngàn quân
Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Lâm Bưu được coi là một chiến lược gia và là một tư lệnh
chiến trường bách chiến bách thắng. Ưu điểm lớn nhất của Lâm
Bưu là lòng tự tin. Lâm Bưu là một người có tinh thần tuyệt đối
độc lập và chỉ trông cậy vào chính mình, như lời Lâm Bưu
thường căn dặn viên tướng tham mưu trưởng, “Trong hoàn
cảnh sinh tử, người khác chỉ là phụ; chỉ chính ta mới thực là
quan trọng. Đó là bí quyết của chiến thắng.” Trong cuộc chiến
tại Hàn Quốc giữa Trung Cộng và quân đội Liên Hiệp Quốc, Lâm
Bưu đã cả gan cưỡng lại lệnh của Mao Trạch Đông, không chịu
nhận chức tư lệnh hồng quân tại Hàn Quốc. Lâm Bưu đưa lý do
sức khoẻ để từ chối, nhưng về sau Lâm Bưu tâm sự phải từ chối
chức tổng tư lệnh là vì không hiểu rõ quân đội Mỹ, và không
cảm thấy thoải mái với những điều kiện chiến đấu tại Hàn
Quốc. Khi Lâm Bưu từ chối thì Bành Đức Hoài được chỉ định vào
chức tổng tư lệnh hồng quân tại Hàn Quốc thay Lâm Bưu.
Lâm Bưu từ chối tham chiến tại Hàn Quốc chỉ vì không nắm