“Anh nói anh chưa bao giờ gặp tên gián điệp này. Anh có chắc là hắn chưa
bao giờ đứng gần anh ví dụ như trong một đám đông xem bóng đá không?”
“Ừm, tôi không chắc.”
“Lần anh gặp hắn là khi nào, và hai người đã chuyền cho nhau giấy tờ gì?”
(Nếu tôi có gặp hắn thì đó cũng chỉ là sự ngẫu nhiên.)
Ngụy biện ngẫu nhiên là ngụy biện thường gặp ở những người theo đuổi sự
khái quát. Nếu bạn đang cố đưa ra những định nghĩa không thể phản bác
cho những thứ như “sự thật”, “công lý” và “ý nghĩa”, bạn đừng ngạc nhiên
khi những người khác giành rất nhiều công sức cố gắng tìm ra những điều
ngẫu nhiên để tấn công xuyên qua tấm khiên bảo vệ của bạn.
Plato tìm kiếm công lý. John Stuart Smith, người cố gắng chứng minh rằng
công lý là sự tự do nhưng không được gây ra thiệt hại hay rủi ro nghiêm
trọng cho những người khác, luôn thấy luận điệu của mình bị phản đối với
những câu bắt đầu bằng, “Nhưng còn trường hợp mà…?” Đây là một sự
may rủi nghề nghiệp. Nếu bạn muốn tránh các ngụy biện ngẫu nhiên, hãy
tránh sự khái quát.
Không phải lúc nào cũng nên giữ lời hứa. Giả sử bạn bị mắc kẹt ở một
hoang đảo với một bá tước người Áo đang thực hiện sứ mệnh do thám quốc
tế của mình; và giả sử chỉ còn đủ thức ăn cho một người và bạn hứa với
ông này…
(Tình tiết gây sửng sốt duy nhất trong những câu chuyện ghê rợn kiểu này
là việc có ai đó cho rằng các ngoại lệ quái đản có thể khiến một quy luật
chung ít được chấp nhận hơn.)
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của loại ngụy biện này là giai thoại về
câu nói đùa của cậu học sinh: