Tam đoạn luận giản ước không chấp
nhận
Một tam đoạn luận giản ước là một lập luận với một trong những bước
được hiểu ngầm chứ không nói ra. Lập luận này không vấn đề gì nếu cả hai
bên đều chấp nhận giả định ngầm kia. Khi yếu tố ngầm không được chấp
nhận, chúng ta đã đi vào vùng đất của ngụy biện.
Bill chắc chắn ngu xuẩn. Người nào phải rất ngu xuẩn mới thi rớt lái xe
được.
(Trong khi một người nghe ở trình độ trung bình có thể gật đầu đồng ý với
ý kiến này, người này sẽ rất lúng túng khi phát hiện ra rằng Bill không rớt
kỳ thi lái xe. Ngụy biện này chỉ phát huy tác dụng nếu điều đó được giả
định.)
Trong trường hợp này, ngụy biện xảy ra vì một yếu tố quan trọng của lập
luận đã bị loại bỏ. Nếu cả hai bên đều đồng tình với giả định, thì nó tồn tại
dù rằng không được nói ra. Chỉ khi người nghe đưa ra giả định, người này
mới nghĩ rằng lập luận được ủng hộ nhiều hơn thực chất sự việc. Chúng ta
thường bỏ qua những bước quan trọng vì chúng hay được hiểu là tồn tại sẵn
nhưng chúng ta phải nhận ra rằng, có thể có những lệch pha trong các giả
định của chúng ta.
Tôi hy vọng sớm trả tiền cho ngân hàng ông Smith à. Dì quá cố của tôi nói
rằng bà sẽ thưởng cho người từng chăm sóc bà.
(Giám đốc ngân hàng, người đã ngạc nhiên vì khoản nợ chưa thanh toán, sẽ
càng ngạc nhiên hơn nữa khi bạn nói cho ông ta biết rằng bạn đã bỏ mặc dì
mình như thế nào.)