để hỗ trợ nó. Khi con người đã có khuynh hướng tin vào cái gì đó, họ
không kiểm chứng các lập luận hỗ trợ kỹ càng. Lập luận luẩn quẩn nên
được dự trữ cho những cuộc khẩu luận không có nhiều ký ức trong quá khứ
lắm.
“Tôi bảo bạn làm điều này vì tôi tôn trọng bạn.”
“Làm sao tôi biết bạn tôn trọng tôi?”
“Nếu không thì tôi bảo bạn làm điều đó làm gì?”
(Nếu bạn muốn làm điều đó, bạn sẽ tin điều tôi nói.)
Độc giả thông minh có thể giả định rằng những ngụy biện như Lập luận
luẩn quẩn hiển nhiên chỉ nằm ở tầm mánh khóe trong tranh luận. Chắc
chắn chúng sẽ không thể bóp méo các quyết định của chính phủ bằng cách
lách qua hàng loạt các cấp bậc quan chức phục vụ nhân dân, các ủy ban
chính phủ và nội các ư? Không phải vậy. Một chính sách quan trọng của
chính phủ Anh vào thập niên 1960 được thông qua sau một tranh luận
nghiêm túc nhất lại dựa trên một Lập luận luẩn quẩn khá rõ ràng. Đó chính
là Kế hoạch Quốc gia, một cuộc thao diễn (sau đó trở nên thịnh hành) lên
kế hoạch kinh tế quốc gia. Các công ty được yêu cầu giả định tăng trưởng
quốc gia sẽ đạt 3.8% và dựa vào đó lên kế hoạch riêng để phát triển doanh
nghiệp. Các ước tính khác nhau được chính phủ thêm vào đều ra kết luận
rằng những kế hoạch tổng hợp của nền công nghiệp nước Anh cho thấy tỷ
lệ tăng trưởng 3.8%.
Kế hoạch Quốc gia không có giá trị gì lúc đó và cả sau này, ngoại trừ với
những người sành sỏi nghệ thuật phi lý đủ may mắn để có được một bản
sao còn sót lại của kế hoạch này trong tiệm sách cũ.