toàn đi đến kết luận về những câu hỏi về sức mạnh của những cơ cấu này -
phần lớn công việc đó và những nội dung liên hệ với chúng được những nhà
lý thuyết đi sau ông như Heinz Hartmann, Ernst Kris, và Rudolph
Loeweinstein giải quyết – nhưng trong tập sách này, Freud xem ego như một
người kỵ mã, người ấy đi đến những chỗ nào con ngựa ông cỡi (Id) muốn đi
đến.
Dịch giả bản tiếng Anh
Cái Ta và cái Đó
Lời nói đầu:
Những thảo luận này là một phát triển xa thêm nữa từ một vài dòng suy nghĩ
mà tôi đã mở ra trong Beyond the Pleasure Principle (1920g), và như tôi đã
lưu ý ở đó, thái độ của tôi đã là một loại tò mò hướng thiện. Trong những
trang tiếp sau đây những suy nghĩ này được liên kết với nhiều sự kiện của sự
quan sát phân tích (tâm lý) và một cố gắng được thực hiện để đi đến những
kết luận mới từ sự kết hợp này; tuy nhiên trong công trình này, không có
những vay mượn mới từ sinh học, và trên lý do đó, nó đứng gần tâm lý phân
tích hơn là Beyond the Pleasure Principle (1920g). Trong bản chất, nó là một
tổng hợp hơn là một suy đoán, và xem dường đã có một mục đích tham
vọng. Tuy nhiên, tôi ý thức rằng nó không đi xa hơn những phác thảo thô sơ
nhất, và tôi hoàn toàn hài lòng trong vòng giới hạn đó.
Trong những trang này, những sự việc được đụng đến vốn đã chưa từng là
chủ đề của sự khảo cứu trong phân tích tâm lý (phân tâm học), và đã không
thể nào có thể tránh khỏi phải đào xới trên một số lý thuyết, vốn chúng đã
được những nhà không trong giới phân tâm đưa ra, hoặc những nhà phân