(bệnh thần kinh) có hai loại – psychosis và neurosis tạm dich là những
chứng bệnh nơ-rô và những chứng bệnh psy-cô.
Neurosis: chứng bệnh nơ-rô: rối loạn thần kinh nhẹ, đặc trưng bởi các triệu
chứng như: hay hoặc dễ bị kích đông, lo âu, trầm cảm, chán nản ngã lòng
không còn thiết gì, hoặc có hành vi bị ám ảnh tác động (hysteria, anxiety,
depression, obsessive behaviour)
Psychosis chứng bệnh psy-cô: bất kỳ hình thức rối loạn tâm thần nghiêm
trọng, trong đó tiếp xúc của cá nhân với thực tại trở nên hết sức lệch lạc –
Có thể có nguyên nhân tâm lý hay hữu cơ, đặc trưng bởi một sự đánh mất
tiếp xúc với thực tại, và không có khả năng suy nghĩ hợp lý. Một người bệnh
psy-cô không thể ứng xử và mất khả năng hoạt động xã hội bình thường.
[27] Theo lý thuyết của Freud, - Một người nhận lấy vai trò phái tính của
phái tính đối ngược, thường là một người homosexual.
[28] Tôi in nghiêng – nguyên văn “in the form of conscience or perhaps of
an unconscious sense of guilt” – đã “vô thức” sao còn “cảm thức” hay “ý
thức’ hay “cảm giác” được – câu văn tối nghĩa này chỉ có thể hiểu là sự nhấn
mạnh của Freud – “ý thức về tội lỗi” đã thành hình như thế nào trong mỗi cá
nhân; nhưng chủ thể của nó không nhận biết, hay không nhận biết rõ rệt, ít
nhất là về nguồn gốc của nó. Ai nhận biết? tạm hiểu là người ngoài cuộc
như chúng ta, như Freud, hay những nhà phân tâm, còn “đương sự” thì
không biết.
[29] diphasic
[30] ideal ego: ego lý tưởng: khi não thức phát triển và ego nổi lên như là
một kẻ đàm phán giữa những bản năng của id và những điều kiện của thế
giới thực tại, cá nhân cũng trở nên nhận thức được về những tiêu chuẩn, giá
trị, và những điều cấm của môi trường xã hội đang sống. Những tiêu chuẩn
này tạo ra một hình ảnh về một tự ngã hoàn hảo, mà não thức dựng lên như
là một mục tiêu cho ego: ego lý tưởng. Superego hoạt động để duy trì hình
ảnh này trong ego. Những thành tích phù hợp với ego lý tưởng - thường đạt
được bằng phương tiện của đàn áp những xung đông mâu thuẫn từ id – có