[23] [bài viết mang cùng nhan đề (1924d), trong đó Freud đã thảo luận vấn
đề đầy đủ hơn]
[24] [Ý tưởng rằng hậu quả của mặc cảm Oedipus là “tương tự cũng hệt như
vậy” giữa những trẻ gái và trai đã bị Freud bỏ không lâu sau đó. Xem “Some
Psychical Consequences of the Anatomical Distinction between the Sexes”
(1925j)]
[25] [Tin tưởng của Freud vào sự quan trọng của tính tính-dục-lưỡng-tính đã
có từ lâu. Trong bản in đầu tiên của Three Essays (1905d), lấy thí dụ, ông
viết: “Nếu không đem tính tính tính-dục-lưỡng-tính vào trong giải thích, tôi
nghĩ sẽ rất hiếm hoi có thẻ đi đến một sự hiểu biết về những biểu hiện tính
dục vốn có thể thực sự quan sát được trong những người nam và nữ”. ]
Tình dục lưỡng tính: khái niệm của Freud được đưa vào phân tâm học - tất
cả mọi người đều đồng thời có cả hai khuynh hướng tình dục nam tính và nữ
tính.
Freud dựa lý thuyết của ông trên các dữ liệu giải phẫu học và thai học: “một
mức độ nhất định, sự lưỡng tính về cơ quan sinh dục trong cơ thể học xảy ra
bình thường. Trong mỗi cá nhân nam hay nữ bình thường, tìm thấy được dấu
vết của cơ quan sinh dục của phái tính đối lập” (1905d, trang 141.). Sự quan
sát này dẫn ông đến khái niệm về một “sự bố trí vật lý ban đầu lưỡng tính,
trong quá trình tiến hóa, đã sửa đổi thành đơn tính, để lại đằng sau chỉ một
vài dấu vết của giới tình kia đã trở thành teo đi”. Nhưng ông đã không áp
dụng khái niệm này vào lĩnh vực tâm thần: “không thể nào chứng minh
đươc một kết nối chặt chẽ giữa giả thuyết tâm lý lưỡng tính và giả thuyết đã
được thiết lập về cơ thể lưỡng tính”.
Dù sao đi nữa, khái niệm này liên tục đươc nhắc đến và sử dụng trong phân
tâm học. Vai trò của tình dục lưỡng tính trong những giai đoạn phát triển
tâm lý tình dục khác nhau giúp xác định các phương thức khác nhau của con
người gắn bó với những đối tượng đồng hya khác phái.
[26] Neurotics: - hay neurosis: chứng bệnh nơ-rô: cũng còn gọi là
psychoneurosis - Nói chung – những chứng bênh liên quan đến não thức