mạnh với một vài người cụ thể nào đó trong một lối đặc biệt; và như là kết
quả là cá nhân này là người mà người bệnh yêu thích nhất, sẽ trở thành một
kẻ bức hại, và người bệnh nhắm đến cá nhân này một sự gây hấn hung hãn
thường thường nguy hiểm. Ở đây chúng ta có quyền gài vào một giai đoạn
trước đó vốn nó đã biến yêu thành ghét. Trong trường hợp nguồn gốc của
chứng đồng tính luyến ái, và cũng của những cảm xúc xã hội hủy-tính-dục,
điều tra phân tích đã chỉ gần đây đã dạy chúng ta nhận ra rằng những cảm
xúc bạo động của sự đối địch cạnh tranh là có mặt vốn dẫn đến những
khuynh hướng gây hân hung hãn, và rằng là chỉ sau khi những điều này đã
được khắc phục mà đối tượng trước đây bị ghét mới trở thành người được
yêu, hoặc làm phát sinh sự đồng hóa nhân cách [20]. Câu hỏi đặt ra không
biết trong những trường hợp này, chúng ta sẽ giả định một chuyển đổi trực
tiếp của ghét thành yêu hay không. Điều là rõ ràng rằng ở đây những thay
đổi là hoàn toàn nội bộ và một thay đổi trong hành vi của đối tượng không
đóng phần trong đó.
Tuy nhiên, có một cơ chế khả hữu khác, vốn chúng ta đã đi đến biết về nó,
bởi sự điều tra phân tích về những tiến trình có liên quan đến sự thay đổi
trong chứng paranoia. Một thái độ nước đôi là có mặt ngay từ đầu và sự
chuyển đổi là có nguyên nhân bởi những phương tiện của một di chuyển
phản ứng của sự tập trung năng lực, năng lực bị thu hồi từ xung lực gợi dâm
và được cộng thêm vào với xung lực thù địch.
Không hoàn toàn cùng là một sự việc, nhưng một-gì-đó giống nó xảy ra khi
sự cạnh tranh thù địch dẫn đến sự đồng tính luyến ái thì bị khắc phục. Thái
độ thù địch không không có triển vọng được thỏa mãn; do đó - vì những lý
do kinh tế, - đó là nó được một thái độ yêu thương thay thế, vốn trong đó có
triển vọng được thỏa mãn hơn - đó là có khả năng có cơ hội của sự tháo xả.
Như thế nên chúng ta thấy rằng chúng ta không bị bắt buộc trong bất kỳ
những trường hợp này để phải giả định một sự chuyển đổi trực tiếp của ghét