Chị ngoảnh lại. Một người đàn ông dã già, gương mặt gầy ngơ ngác giữa
dòng người ùn ùn vào ra bệnh viện.
Ông ta đến gần. Chị nhìn rõ bộ quân phục đã sờn cũ. Nom chừng ông ta
chỉ thua ông ngoại thằng Vương (nếu ông còn sông đến nay) chừng vài ba
tuổi là cùng.
- Tôi được bác sĩ Minh giới thiệu. Xin lỗi cô. Cô cho tôi gặp dăm phút
được không?
Hoan không hiểu:
- Cháu...
- Tôi chỉ dám xin cô dăm phút thôi. Tôi là lính, sẽ trình bày thật nhanh
gọn.
Ông khẩn khoản. Nét mặt người già nài xin trông thật tội. Chị không nỡ
bảo ông ỉà hai đứa con chị đang chờ. Một đứa dị tật. Một đứa còn bé quá,
còn chưa đi học lớp một. Đứa bé trông đứa lớn.
Chị như trong cõi vô thức, theo chân ông già vào một cái quán cà phê
nhỏ bên kia phố. Ngượng ngần nhận ly sữa nóng nhân viên bưng ra, chẳng
hiểu ông già gọi từ lúc nào khi mới bước vào quán.
Ông vào chuyện ngay, không kịp cho chị uống trước một ngụm sửa.
Tiếng ông trôi trong "dăm phút" mà như cả đời người dãi bày.
"Bác sĩ Minh bảo tôi nói khéo kẻo cô giận. Tôi là người nhà của bác sĩ.
Tôi biết cô cũng muôn biết mình có còn sinh con bĩnh thường được không,
để... còn đi lâ'y chồng. Tôi ngần này tuổi rồi. Chẳng gặp dược ai. Hay cô
giúp sinh cho tôi một đứa con rồi hẵng đi lây chồng? Nó không lành lặn
cũng được. Tôi sẽ dành cả cuộc đời còn lại để chăm sóc nó. Cô đừng nghĩ
sai về tôi. Tôi dáng tuổi cha cô. Năm ấy tôi bị thương ở đầu bị mất trí nhớ.
Khi tỉnh lại trong trại thương binh thì thời gian đã đi qua hơn nửa đời
người. Tôi về làng, gia đình đã giỗ tôi mấy chục năm có lẻ. Tôi có lương
trợ cãp. Tỗi có thể nuôi hòn máu của tôi, dù nó phôi thai ở dạng nào. Tôi
sẽ... chỉ dám nhờ đến kỹ thuật ô'ng nghiêm. Có được không cô? Đây là địa
chỉ của tôi. Tôi cam đoan, cô sinh xong tôi sẽ xin cháu về nuôi. Tôi sẽ chu
cấp cho ba mẹ con cô cho đến khi có người đàn ông nào đó. cầm bằng
không có người ấy...