người nghèo và chống lại bệnh AIDS. Có một lần, bà ấy đến thăm dự án
của mẹ tôi ở Bronx, và chúng tôi đã bắt tay bà ấy như thể bà ấy là Nữ hoàng
Anh vậy. Cuộc vận động Phục vụ nước Mỹ của bà ấy là một trong những lý
do thôi thúc tôi trở thành y tá. Sao bà ấy có thể chết được?”
“Chỉ có Chúa mới biết,” gã Ngăn nắp nói dịu dàng.
“Bây giờ bà ấy ở trong tay Chúa, đúng không nào?”
Trên thực tế, gã đang cảm thấy hàng tỉ con vi trùng trên người cô ta. Gã
nhún vai, mơ hồ nghĩ đến sự bẩn thỉu của thành phố New York mà một y tá
phải tiếp xúc hàng ngày, và nghĩ đến sự tồn tại đáng thương của cô ta. Làm
nhân viên bệnh viện là như thế!
“Chúa ơi, tôi làm gì thế này?” Cô y tá nói và buông gã ra. “Tin tức. Sự
bàng hoàng. Có lẽ chúng làm tôi rất bối rối. Tôi đang nghĩ đến nến, hoa
hoặc cái gì đó. Nó có vẻ như không thật. Tôi… à mà tôi là Yolanda.”
“Yolanda ư? Ờ. Mà tôi… ờ… tôi phải đi thôi,” gã Ngăn nắp nói, lướt qua
cô ta để đi vào phố.
Lúc đến phía đông đại lộ Chín, tay gã đã cầm chiếc điện thoại di động.
Gã có thể nghe thấy tiếng bát đĩa lách cách rất to, đầu bếp hô bằng tiếng
Pháp lúc cuộc gọi của gã nối với nhà hàng L’Arène.
“Xong rồi, Julio,” gã nói. “Mụ ta nghẻo rồi. Bây giờ chắc đang trên
đường từ đó tới địa ngục. Cậu đã khử được Caroline Hopkins. Xin chúc
mừng.”
Gã Ngăn nắp định lắc đầu, ngạc nhiên vì vận may của mình nhưng gã
dừng lại. Vận may chẳng là cái quái gì trong vụ này.
Ba năm dàn dựng kế hoạch, gã đăm chiêu nghĩ lúc vòng qua góc phố
Bốn mươi chín và rẽ về hướng Đông. Giờ chúng chỉ còn ba ngày để làm nốt
phần việc còn lại.
Một lúc sau, gã đã ngồi trên ghế sau của chiếc taxi nhằm hướng Bắc lên
phố Tám. Gã lấy vài ngụm rượu lau sạch ví, chà xát bàn tay và mặt. Gã
vuốt phẳng ve áo và khoanh tay trước ngực lúc gã lao qua ánh sáng rực rỡ,
thoát khỏi thành phố ô trọc này.
Ta sẽ bảo em cái gì mới là không thật, bé Yolanda ạ, gã Ngăn nắp nghĩ
lúc chiếc taxi lượn quanh vòng xuyến Columbus và rẽ vào đường đi